Ngành Y tế Việt Nam khống chế thành công 2 ca đậu mùa khỉ

Hệ thống y tế TP HCM đã khống chế nhanh gọn hai ca bệnh đậu mùa khỉ nhập cảnh tù Dubai, "chặn đứng" khả năng lây lan ra cộng đồng.
Triển khai công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng thứ phát, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Thông thường, người bệnh sẽ tự khỏi sau vài tuần, song tỷ lệ tử vong của bệnh này vẫn ở mức 6 - 16%.

Thực tế cho thấy, với sự cảnh giác và nỗ lực phòng chống dịch bệnh, ngành Y tế Việt Nam nói chung và y tế TP HCM nói riêng đã khống chế hai ca bệnh đậu mùa khỉ triệt để và nhanh gọn, không để lay lan ra cộng đồng.

Trong khi đó, nếu không ngăn chặn kịp thời và không sớm dập được dịch bệnh truyền nhiễm này, virus sẽ tăng đột biến, tạo ra các biến thể mới nguy hiểm hơn, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy.

Bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai ở Việt Nam xuất viện sau 2 tuần theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai ở Việt Nam xuất viện sau 2 tuần theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: BVCC

Đối với trường hợp thứ nhất, ngày 3/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gene khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đi du lịch từ Dubai về.

Theo đó, bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú TP HCM, khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022, đến ngày 22/9 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ Y tế đã sớm vào cuộc chiến ngăn ngừa dịch bệnh này. Bộ đã nhanh chóng tổ chức họp khẩn với các bệnh viện, trung tâm trên địa bàn TP HCM.

Đồng thời, Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP HCM chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gene và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng ra văn bản khẩn đề nghị các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời...

Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu, đặc biệt là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang xuất hiện dịch. Cùng với đó là chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống; khuyến nghị người nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ đến bệnh viện xét nghiệm.

Ngày 6/10/2022, Bộ Y tế tổ chức đoàn công tác khảo sát, kiểm tra công tác kiểm dịch y tế quốc tế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và kiểm tra công tác cách ly, điều trị, phòng chống lây nhiễm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới… để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng.

Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân hiện hết sốt, các bóng nước ở mặt, tay, chân… đã khô mài, tróc vảy và lên da non, các bóng nước ở họng cũng lành, hết đau, bệnh nhân phục hồi sức khỏe, PCR âm tính và được xuất viện vào ngày 14/10.Chỉ sau khi bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên xuất viện 6 ngày, sáng 20/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết thành phố vừa phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ hai.

Đối với trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ hai là một phụ nữ 38 tuổi, thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, đi du lịch tại Dubai trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến 18/10. Người này khởi phát sốt ngày 18/10, có nổi mụn nước nhưng khi về đến Việt Nam (nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) được kiểm dịch y tế rà soát phát hiện.

Điều đáng lưu ý là người bệnh này và người bệnh mắc đậu mùa khỉ đầu tiên đã có thời gian ở cùng nhà và sinh hoạt chung. Và khi biết người bạn có các triệu chứng tương tự, người mắc đậu mùa khỉ đầu tiên đã kịp thời thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố TP HCM (HCDC) biết để hỗ trợ cách ly, chẩn đoán và điều trị. Ngày 31/10, sau hai tuần điều trị, kết quả lấy mẫu các sang thương và PCR Monkeyapox âm tính. Bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện.

PV
Phiên bản di động