Mỹ phát triển UAV có khả năng đưa vệ tinh lên vũ trụ
Nguyên mẫu UAV Ravn X |
Theo đại diện hãng chế tạo Aevum, UAV Ravn X được từ năm 2016 theo đơn đặt hàng của Quân đội Mỹ về phương tiện du hành vũ trụ giá rẻ và có hiệu suất sử dụng cao. UAV Ravn X được giới thiệu dài 24m, sải cánh rộng 18m và có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 25 tấn.
Nguyên tắc hoạt động của UAV Ravn X rất đơn giản. Nó cất cánh từ đường băng như máy bay thông thường với tên lửa đẩy 2 tầng gắn dưới thân. Khi bay lên độ cao lớn, UAV sẽ phóng tên lửa mang vệ tinh hoặc hàng hóa nặng 500kg lên quỹ đạo thấp của Trái đất. Nhờ việc chuyên chở thiết bị lên độ cao lớn và gia tốc leo cao của UAV, tên lửa đẩy sẽ tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và khối lượng để bay lên quỹ đạo. Sau khi phóng vệ tinh, UAV sẽ hạ cánh và được bảo trì kỹ thuật để chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.
Hình ảnh mô tả về Raven X |
Trang tin quân sự Defense News đăng tải, chương trình phát triển UAV Ravn X đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ Lầu Năm Góc. Dòng UAV mới hoàn toàn phù hợp với chiến lược ASLON-45 của Bộ tư lệnh Không gian Mỹ. Mục tiêu của hãng Aevum trong thời gian tới là rút ngắn thời gian chuẩn bị, chuyển trạng thái mang thiết bị bất kỳ lên quỹ đạo trong vòng 24 giờ, thậm chí là ngắn hơn.Hãng Aevum nhận định, sau khi đưa vào sử dụng, tần suất sử dụng UAV Ravn X khoảng 3 giờ/1 lần phóng. “Chúng tôi đang tạo ra phương thức mới tiếp cận lên không gian vũ trụ. Phương thức này giúp đáp ứng yêu cầu của giới chức Mỹ về phương tiện vận tải hàng hóa, thiết bị lên quỹ đạo thấp của Trái đất”, ông Jay Skylus, người sáng lập hãng Aevum cho biết.
Trong năm 2019, Quân đội Mỹ từng thử nghiệm phương thức phóng tương tự như Ravn X với máy bay chuyên dụng Stratolaunch Model 351. Tuy nhiên, vụ thử nghiệm đã thất bại. Nhờ việc sử dụng nền tảng chuyên dụng, Stratolaunch Model 351 mang theo tên lửa đẩy, vệ tinh hoặc hàng hóa nặng hơn nhiều so với Ravn X. Theo nhiều nguồn tin từ Không quân Mỹ, các vụ thử Stratolaunch Model 351 sẽ được tiếp tục trong thời gian tới, nhưng thời điểm cụ thể chưa được xác định.
Mỹ và Trung Quốc thống trị thị trường vũ khí 2019 Theo SIPRI, các công ty Mỹ và Trung Quốc vẫn thống trị thị trường vũ khí toàn cầu trong năm 2019, trong khi đại diện ... |