Muốn thuê người dưới 15 tuổi làm việc phải chứng minh không có án tích về xâm hại trẻ em

Từ 15/3/2021,Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên có hiệu lực, trong đó quy định cụ thể về điều kiện để được thuê người làm việc dưới 15 tuổi.
Cán bộ, công chức, viên chức Bắc Giang không được phép làm điều này trong giờ làm việc Ban hành nhiều nghị quyết quan trọng mang tầm chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS giúp nâng cao 47% hiệu suất làm việc

Theo khoản 1, điều 4 của Thông tư trên, khi giao kết hợp đồng lao động để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động và đáp ứng các điều kiện sau:

- Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 6 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;

- Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, từ 15/3/2021, khi Thông tư 09 có hiệu lực, người sử dụng lao động muốn thuê người dưới 15 tuổi làm việc cho mình thì phải xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp (trong vòng 6 tháng) để chứng minh không có án tích về xâm hại trẻ em.

Trong Thông tư 09 cũng nêu rõ 12 công việc mà người từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi được làm:

- Biểu diễn nghệ thuật.

- Vận động viên thể thao.

- Lập trình phần mềm.

- Các nghề truyền thống như chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm giá đỗ; làm bánh đa; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tạo mùi…

- Các nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian; nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê…

- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, lá nón.

- Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

- Nuôi tằm.

- Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

- Chăn thả gia súc tại nông trại.

- Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

- Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

Hoa Thành
Phiên bản di động