Mở rộng tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 về phê duyệt Đề án mở rộng, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Khám tầm soát phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ nghèo ở Đà Nẵng Hai bố con cùng chống chọi với ung thư giai đoạn cuối Hà Nội: Nhiều hoạt động tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh

Đề án này xác định rõ 4 mục tiêu cụ thể. Mục tiêu 1, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đối tượng, nâng cao nhận thức về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nhân dân trong toàn thành phố.

Đến năm 2030, 100% số bà mẹ có thai được tuyên truyền, tư vấn về tầm soát trước sinh ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến, tầm soát sơ sinh ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến; ít nhất 95% nam, nữ thanh niên được tuyên truyền, tư vấn về khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Mục tiêu 2, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý; cán bộ chuyên môn, kỹ thuật; cán bộ truyền thông, vận động về thực hiện đề án.

Đến năm 2030, 100% cán bộ dân số, y tế tham gia đề án có kiến thức, kỹ năng quản lý các hoạt động đề án; Kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Mở rộng tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030

Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh

100% cán bộ trực tiếp triển khai kỹ thuật siêu âm sàng lọc trước sinh; kỹ thuật sàng lọc tim bẩm sinh; sàng lọc khiếm thính được đào tạo, tập huấn đảm bảo triển khai thực hiện kỹ thuật; 100% cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh.

Mục tiêu 3, đảm bảo cung cấp đầy đủ hóa chất, sinh phẩm và vật tư tiêu hao phục vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Sàng lọc Thalassemia cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ở các xã thuộc huyện có đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến năm 2030, đảm bảo hóa chất, sinh phẩm và vật tư tiêu hao cho các đơn vị thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm thực hiện hoàn thành 90% phụ nữ mang thai được tầm soát từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên và 95% trẻ sơ sinh được tầm soát từ 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên vào năm 2030.

Mục tiêu 4, nâng cao chất lượng hoạt động, ứng dụng các kỹ thuật mới trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh thuộc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Đối tượng tác động của đề án là cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; tổ chức, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn Rhành phố; Cán bộ y tế, dân sổ; cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản; người có uy tín trong cộng đồng, người tham gia giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; Người quản lý, ngưòi cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Sàng lọc chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh bao gồm cả khu vực ngoài công lập; Người quản lý giáo dục, giáo viên.

Đối tượng thụ hưởng là vị thành niên, thanh niên; Nam, nừ trong độ tuôi sinh đẻ; phụ nừ mang thai và trẻ sơ sinh.

Thông qua các mục tiêu của đề án nhằm phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định cũng nêu rõ, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế là cơ quan thường trực thực hiện Đề án. Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.

Sở Tài chính chủ trì, phối họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách thành phố hàng năm để thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ.

Ngoài ra, các Sở, ban, ngành thành phổ, tổ chức chính trị xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị có liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao phối họp kịp thời với Sở Y tế để thực hiện đề án đảm bảo tiến độ, hiệu quả, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.

Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc/Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị xã hội; Chủ tịch UBND các (quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này).

Phương Thu
Phiên bản di động