Lợi ích chính đáng của Nhân dân là điểm xuất phát, mục tiêu của mọi chủ trương, đường lối
Ngành Y gồng mình vượt khó, nỗ lực chăm sóc sức khỏe Nhân dân Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của Nhân dân Cách làm mới trong tuyên truyền PCCC ở quận Hoàn Kiếm |
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu kết luận hội thảo. Ảnh TTXVN |
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW chủ trì hội thảo. Đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW...
Đại biểu thành phố Hà Nội dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã có nhiều bài tham luận, tập trung vào 3 chủ đề chính, gồm: Làm rõ nhận thức về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc; Phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, những thuận lợi, khó khăn và thách thức và bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ; Dự báo tình hình, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và đề xuất các mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp chủ yếu về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tham luận tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, Nghị quyết số 23-NQ/TƯ (khóa IX) đã quán triệt đầy đủ, sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về đại đoàn kết toàn dân tộc. Sau khi Nghị quyết được ban hành, Thành ủy Hà Nội đã ban hành kế hoạch và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và quyền làm chủ của Nhân dân Thủ đô.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tham luận tại hội thảo |
Trong 20 năm qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nhanh, bền vững. Đáng chú ý, năm 2022, thành phố đã hoàn thành toàn diện 22/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Việc xây dựng khối đại đoàn đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần bảo đảm sự ổn định, đồng thuận trong xã hội. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được bảo đảm; Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân được giữ vững.
Quán triệt các mục tiêu của Đảng ta về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thời gian tới Thành ủy Hà Nội sẽ tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với việc bám sát và thực hiện đầy đủ các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân” và trên cơ sở 5 mục tiêu, quan điểm vẫn còn nguyên giá trị được nêu trong Nghị quyết số 23-NQ/TƯ, để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Thành ủy Hà Nội sẽ tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, Thành ủy Hà Nội cũng đặt mục tiêu lấy công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch là nền tảng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm để hoàn thiện chính sách.
Thành ủy Hà Nội cũng đề xuất Trung ương sớm ban hành nghị quyết mới về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phù hợp với tình hình hiện nay.
Phát biểu kết luận tại hội thảo, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, đại đoàn kết toàn dân tộc là yêu cầu xuyên suốt, lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Trong thời gian tới, mục tiêu hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước cường thịnh, phồn vinh hạnh phúc, phấn đấu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 là điểm chung nhất, điểm tương đồng để dựa vào đó đoàn kết, tập hợp các tầng lớp Nhân dân, người Việt Nam trong và ngoài nước.
Trong quá trình xây dựng đất nước, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân phải là điểm xuất phát quan trọng của mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Quang cảnh hội thảo |
Để tiếp tục củng cố, xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tập trung xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng; Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội của Đảng ngày càng vững mạnh; Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, chống thói hư, tật xấu trong Đảng cũng như trong xã hội; Không ngừng nâng tầm trí tuệ của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, đưa đất nước vững vàng tiến lên.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng cho rằng, kết quả quan trọng của hội thảo là cơ sở để Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện văn bản, nhất là những vấn đề còn khuyết thiếu trong lý luận về đại đoàn kết toàn dân tộc và những vấn đề, yêu cầu mới do thực tiễn đặt ra; Trên cơ sở đó đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương ban hành chủ trương mới về đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.