Làm giả nhãn hiệu gây thiệt hại lớn sẽ bị xử lý như thế nào?

Việc làm giả nhãn hiệu đang diễn ra công khai, hàng giả tràn ngập thị trường. Vậy hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Nhiều cửa hàng ở Đà Nẵng bán đồng hồ giả nhãn hiệu LONGINES, TISSOT, ROLEX

Câu hỏi: Thưa luật sư, người làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) thì phạm tội gì? Việc làm giả đó gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì có bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" không?

lam gia nhan hieu gay thiet hai lon se bi xu ly nhu the nao
Làm giả nhãn hiệu gây thiệt hại lớn sẽ bị xử lý như thế nào? Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Theo quy định pháp luật, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 226 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (với mức hình bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm):

"Điều 226. Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên."

Theo quy định nói trên thì trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì có thể coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

An Khê
Phiên bản di động