Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân

Người ta thường đón Tết bằng tiếng cười, sự hân hoan nhưng ở một nơi đặc biệt, Tết chỉ thực sự hạnh phúc khi có những tiếng khóc cất lên. Đó là tiếng khóc chào đời của những sinh linh bé bỏng...
Hải Dương: Chỉ tổ chức các nghi lễ truyền thống mùa xuân tại Côn Sơn - Kiếp Bạc “Xuyên Tết” cùng chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân 2022 Hải Dương: Đề xuất không tổ chức phần hội tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2022

Mùa xuân đến, người người, nhà nhà đón chờ cảm giác của sự đoàn viên, nhưng ở đâu đó, vẫn có những con người bận rộn, với họ Tết cũng chẳng khác mấy ngày thường - họ là những bác sĩ sản khoa.

Công việc cứ lặp đi lặp lặp hàng ngày như một vòng tuần hoàn khép kín, vẫn là những kíp trực, những ca mổ thay thế nhau. Cận Tết, họ thậm chí phải làm việc căng thẳng, áp lực hơn. Áp lực từ chính công việc luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ và còn áp lực từ sự trách nhiệm trách nhiệm của một người bác sĩ, một người mẹ, người cha trong gia đình luôn song hành.

Những công việc nặng nề ập đến trong một thời gian ngắn khiến Tết đối với họ trở nên bận rộn và nhiều lắng lo. Tuy nhiên, đối với những bác sĩ trong phòng sinh, đón Tết thực sự là đón chào sự sống mới bằng cả tấm lòng yêu thương...

Tiếng khóc là niềm vui trọn vẹn

Trong những giây phút chuyển mình của đất trời, sự ra đời của một sinh linh bé bỏng mang thật nhiều ý nghĩa. Mặc dù không được quây quần bên gia đình, nhưng những bác sĩ sản khoa, hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn vui với những niềm vui bình dị khi được trở thành nhịp cầu hạnh phúc, nối dài niềm vui của tình cảm gia đình, tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng.

Trong suốt những năm tháng làm nghề, có những bác sĩ, hộ sinh không biết mình đã đón bao nhiêu đêm giao thừa ở bệnh viện, cũng chẳng thể nhớ rằng mình đã trở thành bà đỡ cho bao nhiêu đứa trẻ, chỉ biết rằng, sau nhiều năm làm nghề, cảm xúc hân hoan khi được tận tay đón những sinh linh bé bỏng đến với cuộc đời mới vẫn vẹn nguyên như giây phút ban đầu.

Chia sẻ những ký ức đặc biệt mình từng trải qua, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc hiện đang là Trưởng Khoa Sản nhiễm khuẩn - Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Hơn 20 năm rồi, tôi không đếm được bao nhiêu lần đã đón giao thừa ở bệnh viện. Niềm vui trong công việc của tôi chỉ đơn giản là đón những thiên thần ra đời khỏe mạnh”.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân

Bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc

Nhớ kỷ niệm đầu tiên trực giao thừa tại bệnh viện, cũng như bao người trong ca trực bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc có một cảm giác đặc biệt: “Buổi trực đầu tiên vào dịp Tết, cái cảm giác xa nhà nó khó tả lắm! Nhưng tôi nghĩ đến trách nhiệm của một người làm trong ngành Y tế, cũng giống như các chiến sĩ đang trực chiến ngoài biên cương, mỗi người một nhiệm vụ. Niềm vui của mỗi gia đình chính cũng là niềm vui của những người bác sĩ mỗi khi đón một mầm non của đất nước ra đời…”.

Những ca trực giữa thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thường đáng nhớ, không chỉ bởi niềm vui mà đôi khi còn có cả sự lo lắng. Những cuộc chiến để nối dài những nhịp cầu của sự sống, để chào đón một sinh linh bé nhỏ, không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đó cũng là lúc thử thách lòng quyết tâm, sự yêu nghề và trách nhiệm của những người mặc áo blouse trắng.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân
Bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tết về phòng sinh...

10 năm làm nghề, cảm giác vẫn vẹn nguyên, mỗi năm trực giao thừa đều mang lại cho ThS, Bác sĩ Chu Bích Hà - Khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương lại mang một niềm riêng khó nói thành lời, bác sĩ Hà chia sẻ: “Mình bắt đầu trực Tết tại bệnh viện từ khi còn là sinh viên. Hồi ấy thì cảm xúc còn hồ hởi, hồi hộp và nhiệt huyết lắm, vì mình còn trẻ. Nhưng khi đi bắt đầu đi làm, và đặc biệt là mình có gia đình riêng, trực giao thừa trở nên thật khác biệt”.

Bác sĩ Hà kể thêm, lúc buồn nhất của ngày trực giao thừa không phải là khoảnh khắc 12 giờ đêm mà đó là lúc 18 - 19h. “Buổi chiều còn vui vui, nhìn ngoài đường mọi người đi mua sắm thì mình thấy vẫn bình thường. Đến đúng 18 - 19h khi người ta đang ăn cơm tất niên, quây quần cùng gia đình thì mình lại đi lang thang ở sân viện, mọi thứ vắng vẻ và đột nhiên muốn về nhà…

Trong căn phòng nhỏ của các bác sĩ sản khoa, ngoài màu trắng quen thuộc của bệnh viện, vài cánh đào nho nhỏ, cũng đủ để báo hiệu không khí của mùa xuân. Đêm giao thừa ở bệnh viện, bỏ đằng sau những áp lực công việc, những bác sĩ sản khoa, hộ sinh, y tá vẫn tận hưởng giây phút giao hòa của đất trời khi mùa xuân sang.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân
Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân là niềm vui của người bác sĩ trẻ

Những bác sĩ sản khoa có thể không được đón một cái Tết trọn vẹn bên người thân và gia đình khi quỹ thời gian ngắn ngủi trong dịp nghỉ Tết phải san sẻ cho những ca mổ, kíp trực. Bên cạnh vai trò là một người bác sĩ, họ còn là người con, người vợ, người mẹ với biết bao lo lắng từ cuộc sống. Thế nhưng, Tết họ không ở nhà, mà ở bên những gia đình khác...

“Giao thừa không có gia đình, chúng tôi có những người đồng nghiệp, có những bữa ăn tất niên với anh em, cũng có đào, quất. Mọi người cùng cười nói, cùng nhau nhìn lại chặng đường một năm đã trải qua và đặc biệt là cùng nhau chào đón em bé sinh ra trong khoảnh khắc đầu tiên của năm mới, cùng ngắm pháo hoa nếu không có ca sinh. Lãnh đạo đến động viên anh em trong dịp đầu năm mới. Đến khoảnh khắc đó, ai cũng nhớ nhà, nhưng nỗi nhớ nhà đó sẽ trở thành niềm vui” - bác sĩ Hà tâm sự.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân
Bác sĩ Chu Bích Hà - “bà đỡ” của những thiên thần mùa xuân

Có lẽ, dù mạnh mẽ đến đâu, giỏi giang đến nhường nào thì cũng thật khó để tránh những giây phút chạnh lòng, những cảm giác chông chênh. Nhưng vì trách nhiệm, lòng yêu nghề, họ đã vượt qua tất cả, để trở thành những “bà đỡ mùa xuân”, mang niềm vui, sự yêu thương về với mọi nhà...

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động