Kinh hoàng: Máy dập nắp cốc nhựa cứa đứt lìa bàn tay bé trai

Bé trai 21 tháng bị máy dập nắp cốc nhựa cứa đứt lìa bàn tay đã được Bệnh viên Đại học Y Hà Nội cứu chữa kịp thời.
Pha Oresol sai cách cho con uống, bé trai 15 tháng tuổi tử vong

Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ngày 17/4, bệnh viện tiếp nhận bé trai V.Đ.T, 21 tháng tuổi trong tình trạng bàn tay phải bị đứt lìa.

Thông tin từ gia đình cho biết, bệnh nhi bị tai nạn do cho tay vào máy dập nắp cốc nhựa. Sau khi sự việc xảy ra, cháu bị đứt rời bàn tay phải, mỏm cụt cẳng tay phải máu phun thành tia. Ngay lập tức gia đình đã sơ cứu cầm máu và để bàn tay bị đứt lìa vào trong túi nilon sau đó cho vào thùng nước đá rồi đưa đến sơ cứu tại trạm y tế xã.

Các bác sĩ phẫu thuật xuyên đêm 8 tiếng nối bàn tay cho bệnh nhi 21 tháng tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Các bác sĩ phẫu thuật xuyên đêm 8 tiếng nối bàn tay cho bệnh nhi 21 tháng tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Tại trạm y tế xã, cháu đã được băng ép cầm máu mỏm cụt, kiểm tra lại cách bảo quản bàn tay đứt rời và chuyển lên tuyến trên để điều trị.

Ngay khi nhận được thông báo khẩn từ khoa Cấp cứu, khoa Gây mê hồi sức và chống đau đã nhanh chóng thông báo với các bác sĩ ngoại khoa, tạm dừng một số ca phẫu thuật có trì hoãn, đồng thời huy động và chuẩn bị mọi nguồn lực, thuốc men thật kĩ càng để có thể tiến hành phẫu thuật khẩn cấp cho cháu bé.

Ekip trực tiếp thực hiện phẫu thuật là các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao, Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao cũng nhanh chóng tập trung và phân công các nhóm thực hiện sao cho thời gian thực hiện phẫu thuật ngắn nhất, đảm bảo thời gian phục hồi lại lưu thông mạch máu cho bệnh nhi.

Bệnh nhi tại phòng hậu phẫu.
Bệnh nhi tại phòng hậu phẫu.

TS.BS Đỗ Văn Minh - Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, bác sĩ trong ekip phẫu thuật cho biết: “Cấu trúc giải phẫu của bàn tay có tính chất phức tạp, chức năng tinh tế nên việc phục hồi cả giải phẫu và chức năng cho người bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhận thức của người thầy thuốc và nhận thức của người bệnh/người nhà người bệnh để quyết định hướng điều trị đúng đắn nhất”.

Ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ đồng hồ, bắt đầu từ 22h30 phút và kết thúc 5h30 sáng ngày 18/4. Sau mổ bệnh nhi được điều trị tích cực kết hợp với phục hồi chức năng và thay băng chăm sóc vết thương.

Sau một tuần phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, không sốt ăn uống được, chơi ngoan. Vết thương hiện đang lành, bàn tay ấm hồng, các ngón tay có thể cử động nhẹ. Phía bệnh viện vẫn đang tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng cho bệnh nhi khi thích hợp.

PV
Phiên bản di động