Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 Lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 6 quốc gia tham quan thắng cảnh Hà Nội |
170 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia tham dự
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 thu hút hơn 170 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ tham gia trưng bày các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không-không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức sự kiện này.
Ngoài ra, trong khuôn viên triển lãm, Ban Tổ chức cũng bố trí khu vực không gian văn hóa, không gian ẩm thực, khu vực trưng bày “Kinh tế-quốc phòng trong kỷ nguyên công nghệ số” để trưng bày các mốc son tiêu biểu của QĐND Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử gắn với phát triển kinh tế-xã hội, kết nối với triển lãm không gian mạng.
Các đoàn quốc tế tham quan các khí tài quân sự Việt Nam được trưng bày tại đây |
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 được xem là cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế, nhân dân trong nước.
Xe tăng 001 |
Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cho hay những sản phẩm Việt Nam trưng bày tại triển lãm đều mang tính chất nổi bật nhất của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. QĐND Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhưng cũng kết hợp, đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn qua các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước để từ đó phát triển các loại vũ khí, khí tài phù hợp.
Theo Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND) Việt Nam, mục đích của triển lãm không những giới thiệu, quảng bá về các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn muốn thông qua triển lãm lần này giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước văn hóa, con người Việt Nam và qua đó để rút kinh nghiệm, tiếp tục tổ chức các cuộc triển lãm quốc phòng, quốc tế lần sau với quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn.
Trực thăng AW189 |
Triển lãm thu hút 17 đơn vị, doanh nghiệp từ 30 quốc gia trên thế giới tham dự |
Nhà sử học Dương Trung Quốc tham quan triển lãm |
Cục Công nghiệp An ninh giới thiệu 91 sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng
Đáng chú ý, tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, Cục Công nghiệp An ninh – Bộ Công an trưng bày, giới thiệu 91 sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng được sản xuất tại Việt Nam, do các doanh nghiệp trực thuộc của Cục và doanh nghiệp liên kết của Cục là Công ty CP Đầu tư quốc tế Thiên Việt cùng các đơn vị thành viên nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chế tạo và sản xuất thử nghiệm thành công trong thời gian qua.
Các sản phẩm tham gia triển lãm được chia làm 5 nhóm, gồm: Công nghệ; Phương tiện; Thiết bị PCCC, Vật tư; Công cụ hỗ trợ & Thiết bị nghiệp vụ.
Các đại biểu tham quan gian hàng của Cục Công nghiệp an ninh |
Trong đó, có các sản phẩm an ninh chuyên dụng, vũ khí hiện đại phục vụ công tác chiến đấu của ngành do các công ty trực thuộc Cục Công nghiệp An ninh sản xuất thuộc nhóm Công cụ hỗ trợ & Thiết bị nghiệp vụ như: Súng ngắn bắn đạn đa năng dạng băng; Súng phóng quả nổ; Súng phóng lựu; Súng gas cay; Súng bắn lưới; Lựu đạn khói cay; Quần áo, trang thiết bị phục vụ cho cán bộ chiến sĩ… được đầu tư phát triển kỹ thuật công nghệ, công nghệ lõi, nhất là tự chủ từ nghiên cứu thiết kế đến sản xuất, phù hợp với yêu cầu công tác, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình hiện nay.
Các sản phẩm an ninh được trưng bày tại triển lãm |
Ngoài ra, Cục Công nghiệp An ninh còn giới thiệu các sản phẩm an ninh lưỡng dụng, không mang yếu tố bí mật, nghiệp vụ của ngành thuộc các nhóm Công nghệ; Phương tiện; Thiết bị PCCC, Vật tư do doanh nghiệp ngoài ngành công an liên kết với Cục là Công ty CP Đầu tư quốc tế Thiên Việt và các đơn vị thành viên nghiên cứu, giải mã, sản xuất, chuyển giao công nghệ thành công, gồm các sản phẩm xe ô tô chữa cháy, xe chữa cháy cỡ nhỏ, xe ô tô chở dây thép gai, xe cứu thương, xe tuần tra giao thông, các loại xe chở quân cho lực lượng vũ trang, xe tuần tra, tàu cứu hộ, chữa cháy, tàu tuần tra; tư vấn phát triển phần mềm công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp tích hợp, thiết kế chế tạo quản lý an ninh mạng, camera an ninh, lắp đắt thiết bị và tích hợp các hệ thống cho thành phố thông minh, hệ thống báo cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ…
Thời gian tới, Cục Công nghiệp an ninh tiếp tục huy động, tăng cường tiềm lực các doanh nghiệp trong ngành công an để đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng với các đơn vị trực thuộc trong Cục H08 và Bộ Công An là: Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA; Công ty TNHH MTV 19-5 - Bộ Công an; Công ty TNHH MTV Nam Triệu; Công ty TNHH MTV in Ba Đình; Công ty TNHH MTV BCA - Thăng Long; Công ty TNHH MTV Bạch Đằng; Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL) và đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp ngoài ngành công an là Công ty CP Đầu tư quốc tế Thiên Việt với mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bài bản, đồng bộ; tăng quy mô và hình thành các cơ sở sản xuất mới với dây chuyền máy móc trang thiết bị tiên tiến.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp an ninh cho biết, thời gian tới, đơn vị này tiếp tục huy động, tăng cường tiềm lực các doanh nghiệp trong ngành công an và các doanh nghiệp ngoài ngành công an tham gia liên doanh, liên kết, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghiệp an ninh lưỡng dụng, không mang yếu tố bí mật, nghiệp vụ của ngành, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đa chiều phát triển công nghiệp an ninh. Đồng thời, Cục Công nghiệp An ninh sẽ phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương xác định nhu cầu bảo dưỡng, khả năng cải tiến, nâng cấp các loại phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được cấp phát đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra, xác định nhu cầu trang bị mới đáp ứng tiêu chí xây dựng lực lượng CAND giai đoạn 2021-2025 và trong quá trình tiến lên hiện đại vào năm 2030 và những năm tiếp theo.