Luật sư tư vấn:

Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, đất, rừng và tài sản sẽ bị xử lý hình sự

Đất, thủy sản, rừng là những tài nguyên quốc gia. Mọi hành vi hủy hoại tài sản sản, tài nguyên này đều có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
Lào Cai thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc Liên tục thua lỗ, cổ phiếu Công ty CP đầu tư thương mại Thủy sản nguy cơ bị hủy niêm yết

Theo Luật sư Văn phòng Luật Minh Khuê, Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản được quy định rõ tại Điều 242 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;

c) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;

d) Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp tới việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xâm phạm tới môi trường.

Chủ thể thực hiện tội phạm vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác thủy sản bằng cách sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng diện, phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản thuộc doanh mục quý hiếm... thậm chí gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

huy hoai nguon loi thuy san dat rung va tai san se bi xu ly hinh su
Hành vi hủy hoại rừng sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự (ảnh minh họa)

Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong Bộ luật Hình sự.

An Khê (t/h)
Phiên bản di động