Hương Diện Baby Mart vội vã thông báo đóng cửa sau phản ảnh bán thuốc Tamiflu bừa bãi
Thông báo đóng cửa hàng tại 109 Trần Duy Hưng
Chuỗi cửa hàng Hương Diện Baby Mart mặc dù không phải nhà thuốc nhưng vẫn công khai bày bán các loại thuốc như: Tamiflu, Arbidol… thậm chí còn tự ý hướng dẫn sử dụng và kê đơn cho khách hàng như một loại thuốc bổ và các tài khoản này cũng kêu gọi khách hàng mua sản phẩm để tích trữ do dịch COVID -19 diễn biến phức tạp.
Hương Diện Baby Mart bất ngờ thông báo đóng cửa sau phản ảnh bán thuốc Tamiflu bừa bãi |
Về thông tin có thể sử dụng thuốc Tamiflu (thuốc đặc trị cúm) trong điều trị virus SARS-Covi-2 hay không, đại diện Bộ Y tế cho hay Tamiflu là thuốc điều trị dự phòng các biến chứng cúm mùa nguy hiểm, chỉ được phép dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Không phải đối tượng nào cũng dùng được thuốc này.
Hương Diện Baby Mart vội vã thông báo đóng cửa sau phản ảnh bán thuốc Tamiflu bừa bãi |
Trong Quyết định số 125/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do Virus SARS-Covi-2, Bộ Y tế không đề cập đến thuốc Tamiflu.
Điều này có nghĩa thuốc Tamiflu không có tác dụng trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do Virus SARS-Covi-2 gây ra vì vậy người dân cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo có cánh về loại thuốc này và không được đổ xô đi mua thuốc Tamiflu về dùng sai mục đích.
Còn tại công văn số 8042/QLD-ĐK của Bộ Y tế đã đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo các công ty xuất nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, các hiệu thuốc, nhà thuốc trên địa bàn quản lý chỉ bán thuốc Tamiflu cho các cơ sở điều trị, bệnh nhân có đơn của bác sĩ.
Thế nhưng cơ sở kinh doanh bỉm sữa Hương Diện Baby Mart lại bất chấp những quy định nêu trên, coi thường sức khỏe khách hàng, tự tiện bán và kê đơn như một chuyên gia Y tế.
Rao bán Tamiflu trên facebook và còn tự đưa ra hướng dẫn sử dụng cho loại thuốc này |
Để phản ánh kịp thời, thông tin các vấn đề tiêu cực giúp cơ quan chức năng vào cuộc xử lý hiệu quả, chiều 17/3 phóng viên đã chuyển thông tin về những dấu hiệu vi phạm của chuỗi cửa hàng này, đến ông Trần Hữu Linh (Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường) và ông Chu Xuân Kiên (Cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội).
Tuy nhiên, đến tối cùng ngày tài khoản Nguyễn Thị Hương (là tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung rao bán thuốc Tamiflu - pv) đã đưa ra thông báo như sau: “109 Trần Duy Hưng sẽ bán hàng hết 10h đêm nay là đóng cửa ạ!”.
Hàng không tem nhãn phụ bày bán công khai
Ngoài việc tự bán thuốc, tự kê đơn thì tại chuỗi cửa hàng Hương Diện Baby Mart còn tồn tại một số những bất cập như việc có rất nhiều các loại thực phẩm chức năng dành cho trẻ em không có tem nhãn phụ thể hiện bằng tiếng Việt như đã quy định tại Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng Tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Nhưng loại biệt dược phải sử dụng theo đơn của bác sĩ nhưng lại được bán trong một cửa hàng bỉm sữa |
Theo Khoản 1, Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
+ Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa
+ Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt Nam.