Hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
Chính phủ cần làm rõ số doanh nghiệp thực chất hoạt động Bộ trưởng Bộ Tài chính: Coi việc của doanh nghiệp như việc của mình Mong chờ giải pháp hiệu quả hơn nữa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp |
Ngân hàng với doanh nghiệp cần có sự hài hòa, chia sẻ
Theo đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, để kiểm soát lạm phát, giải pháp của Việt Nam hơi khác quốc tế, trong khi họ thường tăng lãi suất để kéo lạm phát xuống thì nước ta liên tục giảm lãi suất điều hành (cũng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay nhưng hơi trái quy luật, khó hút vốn lưu hành).
Ông Sơn cho rằng, hiện nay, vấn đề đồng tiền mất giá sẽ thuận lợi cho xuất khẩu nhưng lại bất lợi cho nhập khẩu vì phần lớn doanh nghiệp nhập nguyên liệu đầu vào để sản xuất, có những ngành nhập đến 80% nguyên liệu nên họ sẽ hạn chế nhập, bởi nếu nhập chi phí cao sẽ dẫn đến giá thành hàng hóa tăng.
Bên cạnh đó, qua 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành (giảm từ 0,5 - 2%) nhưng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp chỉ giảm 1%, lãi vay còn khá cao; ngân hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp tiếp cận vốn còn khó. Để tiếp cận vốn vay, các nhà băng yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp, thường thế chấp bằng tài sản, bất động sản.
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. |
Theo đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, họ có các hợp đồng xuất khẩu nhưng ngân hàng thường yêu cầu thế chấp bằng bất động sản, hiếm chấp nhận thế chấp bằng các hợp đồng.
Do đó, kết quả tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng năm 2023 chỉ đạt 6,92%, trong khi chỉ tiêu đề ra là 14 - 15%. Nguồn vốn cho vay thì không thiếu nhưng vấn đề là cần tìm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay.
Trên sơ sở đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng cần có sự hài hòa, chia sẻ giữa tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua các khó khăn, thách thức hiện nay.
Đại biểu đề nghị Chính phủ cân nhắc các giải pháp kiểm soát lạm phát, nhưng vẫn phải kiên định trong điều hành chính sách tín dụng, để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Nên kéo dài thời gian chương trình phục hồi kinh tế
Theo đại biểu Sơn, với nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, kết quả tăng trưởng kinh tế đạt được khá tốt, tuy nhiên, khu vực II đạt thấp, liên quan đến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Vì vậy, đại biểu kiến nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp, trước mắt là tháo gỡ các khó khăn do quy định pháp luật còn chồng chéo, vướng mắc.
Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp. |
Đồng thời, Chính phủ cũng cần nghiên cứu lại thời gian áp dụng các chính sách hỗ trợ cho phù hợp với năng lực hấp thu của doanh nghiệp và quá trình sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh hoàn thuế, tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp sản xuất.
Cũng theo đại biểu Sơn, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến chỉ tiêu tạo việc làm cho người lao động.
Đại biểu cho biết, nhiều nước đã tiến hành công bố số lượng việc làm hàng tuần, hàng tháng nên đề nghị Chính phủ trong giao nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, cần nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp xem chỉ tiêu tạo việc làm cho người dân là “sinh mệnh chính trị” của bản thân.
"Cần thống kê trong năm, trong nhiệm kỳ của một lãnh đạo đã tạo được bao nhiêu việc làm cho người dân. Trong đó, việc làm phải thực chất mà người dân được hưởng lợi", đại biểu Nguyễn Trúc Sơn chia sẻ.
Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì gói hỗ trợ về tín dụng và gói kích cầu.
Theo đại biểu nên kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2024 để hoàn thiện các công trình, dự án, vì tỷ lệ giải ngân còn rất thấp.
Ngoài ra, liên quan đến các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có vấn đề giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng thực tế có nhiều nguyên nhân làm chậm tiến độ.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn kiến nghị Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nên xem xét tách nguồn vốn nước ngoài ra khỏi kế hoạch vốn đầu tư công chung, theo dõi giải ngân riêng dựa trên hiệp định vay đã ký...