Hé lộ bất ngờ về khác biệt giữa trẻ em tiêm vắc-xin sởi và không tiêm

Một nghiên cứu mới vừa được tạp chí khoa học uy tín Science hé lộ điều bất ngờ về tỉ lệ kháng thể trong máu của trẻ em tiêm vắc-xin sởi và không tiêm loại vắc-xin này. 
Cảnh báo nhiều trẻ mắc sởi biến chứng nặng vì không tiêm vắc xin Hà Nội: Gần 1.200 ca mắc sởi, 224 ca mắc sốt xuất huyết WHO cảnh báo số ca mắc sởi tăng 300% do người dân không tiêm vắc xin Trào lưu "anti" vắc-xin gây hậu quả: Bệnh sởi bùng phát khắp thế giới

Trong nghiên cứu này các nhà khoa học Mỹ và Phần Lan đã phân tích mẫu máu của 77 trẻ em trước và sau khi chúng bị nhiễm bệnh sởi trong đợt bùng phát sởi năm 2013 tại Hà Lan (77 em này đã không chích ngừa sởi!). Sử dụng một công nghệ có tên VirScan cho phép nhóm nghiên cứu kiểm tra các loại kháng thể khác nhau trong máu của trẻ em trước và sau khi bị nhiễm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước khi trẻ mắc bệnh sởi, máu của chúng chứa các kháng thể kháng với nhiều mầm bệnh phổ biến. Nhưng sau khi chúng mắc bệnh sởi, trung bình mất khoảng 20% các loại kháng thể đó. Trong một số trường hợp có thể mất hơn 70%. Điều này đồng nghĩa với việc chúng bị giảm khả năng miễn dịch với các mầm bệnh virus mà chúng đã từng mắc phải trước đó.

Hé lộ bất ngờ về khác biệt giữa trẻ em tiêm vắc-xin sởi và không tiêm
Hình ảnh trên tạp chí Science về nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Mỹ, Phần Lan

Hiện tượng mất kháng thể trên không xảy ra ở những trẻ không bị nhiễm bệnh và những người được chủng ngừa sởi.

Đi tìm hiểu sâu hơn về cơ chế, nhóm nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân là do virus sởi đã tiêu diệt các “tế bào B có chức năng nhớ” đặc hiệu với các mầm bệnh khác. Bị mất quần thể tế bào B này người bệnh sẽ không thể phản ứng nhanh lại với các mầm bệnh đã mắc trước đó.

"Nói một cách dễ hiểu hơn, khi một đứa trẻ sinh ra và lớn lên, trong giai đoạn đầu đời chúng mắc khá nhiều bệnh và cơ thể của chúng sau mỗi lần mắc bệnh lại học được một bài học “làm sao để chiến đấu với mầm bệnh đó”.

Các bài học này được lưu lại cẩn thận trong những cuốn sách (là các tế bào B nói phía trên), để mỗi khi những tác nhân gây bệnh đó nhiễm lần nữa thì chúng sẽ phản ứng đánh trả rất nhanh vì đã ghi nhớ loại kẻ thù đó phải đánh như thế nào cho hiệu quả! Cứ thế mà từ từ đứa trẻ lớn lên thì các kinh nghiệm chiến đấu bệnh tật ngày càng nhiều, các quyển sách ghi “bí kíp” ngày càng dày hơn.

Tuy nhiên, khi nhiễm bệnh sởi, virus sởi sẽ đốt các quyển bí kiếp đó, nhẹ thì mất 20%, nặng thì 70%... Sau cơn bệnh sởi đi qua thì cơ thể sẽ trở nên yếu ớt vì đã mất kinh nghiệm chống chọi với các căn bệnh mà đứa trẻ đã từng dễ dàng đánh thắng! Ví dụ, nếu một đứa trẻ bị quai bị trước khi bị sởi, chúng có thể dễ bị quai bị trở lại!" TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím so sánh.

Bệnh sởi là một bệnh khá nguy hiểm, trong thời gian trước khi có vắc-xin cho bệnh sởi, có hàng triệu ca tử vong mỗi năm vì các biến chứng liên quan đến bệnh sởi. Từ sau năm 1963, những nỗ lực tiêm phòng sởi toàn cầu đã dẫn đến việc giảm mạnh tỷ lệ nhiễm virus sởi và các ca tử vong liên quan đến sởi. Tuy nhiên, gần đây dịch bệnh sởi lại có xu hướng bùng phát trở lại ở nhiều nơi.

Bệnh sởi đã từng không phổ biến ở Mỹ trong hơn một thập kỷ. Từ năm 2000 đến năm 2010, Mỹ trung bình có khoảng 60 trường hợp mắc bệnh sởi mỗi năm. Tuy nhiên, số ca mắc trung bình đã nhảy vọt lên 205/năm trong những năm gần đây.

Ngoài Mỹ thì dịch sởi cũng đang được cho là bắt đầu bùng phát ở nhiều nước khác như trong năm 2018 ở Ukraine có 30.338 người mắc sởi, Philippines là 13.192, Brazil là 10.262,...

Theo thống kê của bộ Y Tế, dịch sởi ở Việt Nam bắt đầu bùng phát từ tháng 10/2018, tính đến tháng 3/2019 ghi nhận 18.078 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 2.924 trường hợp mắc sởi dương tính được xác định tại 56 tỉnh, thành phố. Nguyên nhân của sự bùng phát trở lại của sởi là do việc tiêm phòng sởi chưa được thực hiện đầy đủ và đặc biệt là phong trào Anti-Vax (chống đối vắc-xin) trổi dậy, vịn vào các “kiến thức giả khoa học” và “thuyết âm mưu” để kêu gọi mọi người tẩy chay tiêm phòng vắc-xin.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy, tiêm phòng sởi là một việc cần và nên làm. Tiêm phòng sởi thường được bắt đầu với liều đầu tiên lúc 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai từ 4 đến 6 tuổi.

Huyền My
Phiên bản di động