Hải Dương: Xử lý các công trình vi phạm đất rừng như thế nào?

UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức phiên họp xem xét thực trạng quản lý và xử lý vi phạm trên đất rừng tại địa bàn thị xã Kinh Môn và TP Chí Linh.

Chí Linh (Hải Dương): Hàng loạt công trình trái phép “mọc” trên đất rừng

Hải Dương: Chấm dứt hoạt động, giải tỏa các bến bãi không có trong quy hoạch Hải Dương: Xử phạt gần 1 tỷ đồng với 3 công ty vi phạm phòng cháy, chữa cháy

Ngày 19/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đưa tin về tình trạng nhiều công trình "mọc" trái phép trên đất rừng.

Theo đó, trên địa bàn phường Cộng Hòa (TP Chí Linh, Hải Dương) xuất hiện một số công trình trên đất rừng sản xuất, rừng đặc dụng nhưng không bị cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương xử lý dứt điểm trong nhiều năm qua.

Cụ thể, tại phường Cộng Hòa có 3 công trình nằm trên đất giao khoán trồng cây ăn quả và một công trình nằm trên đất rừng đặc dụng đều do Ban Quản lý rừng tỉnh Hải Dương quản lý.

Đến ngày 29/5, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức phiên họp xem xét thực trạng quản lý và xử lý vi phạm trên đất rừng tại địa bàn thị xã Kinh Môn và TP Chí Linh.

Hải Dương: Xử lý các công trình vi phạm đất rừng như thế nào?
Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất rừng do Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương quản lý.

Tại phiên họp, các đại biểu nghe và cho ý kiến đối với báo cáo về tình hình, thực trạng quản lý và xử lý vi phạm trên đất rừng tại địa bàn thị xã Kinh Môn và TP Chí Linh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, tính đến đầu tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh tồn tại 268 điểm xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp và đất trồng cây ăn quả có nguồn gốc nông lâm trường.

Trong đó, 89 công trình trên đất nông nghiệp, 179 công trình trên đất trồng cây ăn quả có nguồn gốc nông lâm trường ở TP Chí Linh do Ban Quản lý rừng quản lý. Các công trình này đã xây dựng từ lâu, chủ yếu là nhà tạm, lán trại để chứa dụng cụ, vật tư nông nghiệp cho hoạt động sản xuất, chăn nuôi. Trên đất trồng cây ăn quả, một số hộ xây dựng nhà ở…

Đối với vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản nhấn mạnh, phải xác định rõ chủ thể quản lý đất lâm nghiệp, tránh chồng chéo để nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, các bên liên quan phải có phương án xử lý các trường hợp vi phạm.

Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu, đối với những vi phạm phát sinh từ khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực (từ năm 2019 đến nay) phải kiên quyết xử lý, tháo dỡ dứt điểm.

Còn các vi phạm cũ, xây dựng từ lâu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Chí Linh và thị xã Kinh Mổ rà soát, phân loại vi phạm. Việc phân loại căn cứ theo quy định của pháp luật trong thời gian còn hiệu lực.

Hoàng Duy
Phiên bản di động