Hà Nội: Tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài địa bàn thành phố

TTTĐ - Ngày 1/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Nhịp cầu nối dân với Đảng Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về phòng, chống dịch COVID-19 Hàng trăm dự án tại Hà Nội chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai
công an phường làm nòng cốt đã phát huy rõ vai trò của mình trong quản lý, giám sát thực hiện giãn cách xã hội.
Lực lượng chức năng giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội tại các chốt trên địa bàn Hà Nội

Chủ động quyết định thực hiện các biện pháp cao hơn trong thời gian giãn cách

Công điên nêu rõ: Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong những ngày gần đây ngoài phát hiện qua sàng lọc các trường hợp có triệu chứng của vi rút SARS-CoV-2 như ho, sốt, khó thở, mất vị giác… tiếp tục xuất hiện một số chùm ca bệnh phức tạp, tốc độ lây lan nhanh có nguồn gốc từ các vùng dịch khác trở về Thủ đô.

Thực hiện Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư, Điện của Thường trực Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 30/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố, nhằm sớm kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trên địa bàn, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố; Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị xã hội phối hợp thực hiện một số nội dung.

Toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp quán triệt sâu sắc tinh thần, Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 30/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, trong đó tăng cường trách nhiệm tập thể cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; Công tác triển khai chủ động ngay từ cơ sở và ý thức chấp hành của người dân thể hiện qua kết quả công tác phòng, chống dịch tại cơ sở là thước đo uy tín, năng lực, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu, làm căn cứ để đánh giá cán bộ, xếp loại thi đua...

Thông qua kiểm tra, giám sát, các đơn vị kịp thời biểu dương, khen thưởng nơi làm tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình, kỷ luật nghiêm nơi làm chưa tốt; Gắn trách nhiệm tập thể cấp ủy, chính quyền các cấp với nêu cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu; Công bố công khai để làm gương.

Các cơ quan, đơn vị chủ động đánh giá tại các khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn đặc biệt tại các bệnh viện, khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán hàng thiết yếu, khu đông dân cư, các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa; Phê duyệt phương án phòng chống dịch đối với các trụ sở cơ quan, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn; Chủ động quyết định việc thực hiện các biện pháp cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội như phong tỏa một khu vực: Khu dân cư, tổ dân phố, cấp phường, xã, thị trấn để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Các đơn vị ưu tiên tập trung một số biện pháp cấp bách: Truy vết tối đa trong thời gian ngắn nhất; Sàng lọc các đối tượng có triệu chứng như ho, sốt, khó thở, mất vị giác…; Tăng cường, tăng tốc xét nghiệm sàng lọc diện rộng đối với các khu vực có nguy cơ, người về từ vùng dịch; Khu cư trú tập trung đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm nguồn lực theo quyết định của cơ quan y tế; Cách ly, giám sát, xét nghiệm các nguy cơ đối với các trường hợp về từ vùng dịch và các địa điểm, vùng có nguy cơ khác do cơ quan y tế tham mưu.

UBND TP yêu cầu huy động tối đa các lực lượng, phân công cụ thể, hướng dẫn quy trình đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh khi làm nhiệm vụ để phát huy sức mạnh tổng hợp, giảm tải cho lực lượng tuyến đầu; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và lưu động, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động găp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, UBND TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương và thành phố, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn chấp hành nghiêm Chỉ thị số 17 thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm tại công sở; Triển khai đồng bộ các mô hình hay, có hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở như mô hình cách ly “3 lớp”, “4 tại chỗ”.

“Siêu thị mini 0 đồng” tại Hà Nội là hoạt động nằm trong chiến dịch Hà Nội Trái tim hồng do Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP Hà Nội cùng các đơn vị đồng phối hợp tổ chức.
“Siêu thị mini 0 đồng” nằm trong chiến dịch Hà Nội Trái tim hồng do Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP Hà Nội cùng các đơn vị đồng phối hợp tổ chức

Các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư trang thiết bị y tế theo các kịch bản phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021; Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 của Chính phủ, các hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương đảm bảo minh bạch, hiệu quả, không để tiêu cực, thất thoát lãng phí; Yêu cầu rà soát, kích hoạt và đưa vào hoạt động theo phương án, kịch bản cao hơn.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố (gồm các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện tuyến thành phố và các bệnh viện ngoài công lập) đều phải thực hiện xây dựng phương án hoạt động bệnh viện an toàn và trình UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt để tổ chức hoạt động; Thực hiện phương án “4 tại chỗ” (làm việc tại chỗ - ăn uống tại chỗ - sinh hoạt, nghỉ ngơi tại chỗ - điều trị tại chỗ) và tổ chức chăm sóc toàn diện cho người bệnh, hạn chế tối đa người chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.

Các đơn vị kiểm soát chặt chẽ người ra vào bệnh viện, phân bố lực lượng làm việc luân phiên từ 7-14 ngày tại bệnh viện mới thay. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được hoạt động khi được đảm bảo các tiêu chí an toàn Covid-19 do Bộ Y tế quy định.

Căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Thủ trưởng, Giám đốc các Sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp báo cáo UBND thành phố và xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND thành phố quyết định kịp thời các biện pháp phòng chống dịch theo ngành, lĩnh vực, địa bàn và các chính sách hỗ trợ các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, các đối tượng yếu thế, các tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.

Cung cấp thực phẩm cho người nghèo để an tâm “ai ở đâu ở đấy”

UBND TP yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, kịp thời các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể phòng, chống dịch theo đúng Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 30/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố và các Nghị quyết, Kế hoạch, Chỉ thị và văn bản chỉ đạo Trung ương, Thành uỷ, UBND thành phố đã ban hành trong thời gian qua; Thực hiện việc giãn cách theo Chỉ thị số 17 phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương.

Các quận, huyện huy động tối đa các lực lượng cơ sở đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để toàn dân nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện và chủ động tham gia phòng, chống dịch, nghiêm túc thực hiện quy định của thành phố; Kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế; Cung cấp các lương thực, thực phẩm cho những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy” tại các khu vực cách ly, khu vực phong tỏa.

UBND TP yêu cầu, tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội theo đúng quy định tại Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trừ những người được chính quyền cho phép. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình.

Các địa phương, đơn vị chủ động, tích cực chia sẻ kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống dịch bệnh; Làm việc cụ thể với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, yêu cầu xây dựng kế hoạch làm việc, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm, nhất là đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Trung ương, đồng thời phát huy trách nhiệm nêu gương của các cơ quan này với cơ sở.

Các địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa bàn đảm bảo đúng đối tượng theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 và Phương án số 170/PA-UBND ngày 21/7/2021 của UBND thành phố về triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Các đơn vị đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch trong tiếp cận vắc xin phòng Covid-19; Tổ chức tốt công tác truyền thông cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng cho người dân trên địa bàn để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc tiêm chủng, ủng hộ, thực hiện theo các hướng dẫn của thành phố...

Sở Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố phải có thông tin chính thức, kịp thời về dịch bệnh và huy động đội ngũ chuyên gia và nhà quản lý y tế tham gia tư vấn các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Sở khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm kịp thời vật tư, thiết bị y tế để ứng phó với tình huống dịch bệnh ở mức trung bình, cao và rất cao trên tinh thần hiệu quả tiết kiệm, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách; Sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu. Tuyệt đối không để tiêu cực trong mua sắm.

Sở chủ trì, phối hợp các Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Bộ Tư lệnh Thủ đô và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Phương án triển khai thí điểm 1.000 giường điều trị bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại khu chung cư Đền Lừ 3 để kích hoạt đưa vào hoạt động từ 2/8/2021...

Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát địa điểm và đề xuất thành lập các cơ sở cách ly tập trung với khả năng tiếp nhận từ 3.000 - 5.000 chỗ cách ly/huyện hoặc thị xã và các địa điểm thành lập bệnh viện dã chiến của thành phố.

Sở Xây dựng tiếp tục rà soát các quỹ nhà, công trình để đề xuất phương án trưng dụng quỹ nhà ở (thương mại, công vụ, xã hội, tái định cư); Ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; Các nhà chuyên dùng, cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm thể dục thể thao… làm khu cách ly tập trung, khu thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19.

Sở Công thương đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phòng chống dịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn thành phố, theo dõi kịp thời tình hình giá cả hàng hóa, ổn định giá đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu; Hướng dẫn, thống nhất chung về quy trình, mẫu đi mua hàng cho người dân trên toàn địa bàn.

Sở Giao thông vận tải tạo điều kiện cao nhất để lưu thông hàng hóa bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, địa bàn; Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, vận chuyển.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chăm lo sức khỏe và đời sống Nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn; Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ cho người dân, người lao động, người sử dụng lao động người mất công ăn việc làm do dịch bệnh.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế kịp thời thông tin về phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố để Nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; Phối hợp Công an thành phố xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng tiêu cực tới phòng chống dịch bệnh.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường, đa dạng hóa biện pháp, hình thức truyền thông, tạo hiệu ứng lan tỏa, nâng cao nhận thức, truyền cảm hứng cho Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, đồng lòng với các biện pháp phòng chống dịch; Tăng cường tuyên truyền nêu gương về người tốt việc tốt, cách làm hay, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch...

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động