Hà Nội: Công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 bám sát tiến độ đề ra

Về cơ bản công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được bám sát tiến độ kế hoạch. Trong đó, dự kiến tháng 6/2023 bàn giao trên 70% để khởi công dự án, bàn giao 100% mặt bằng trước 31/12/2023.
Thị trường nhà ở thấp tầng tại Hà Nội đang ‘tĩnh lặng’ Những điểm vui chơi giới trẻ lựa chọn trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tại Hà Nội Hà Nội kiểm tra đột xuất trực y tế ngày nghỉ lễ

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội vừa có báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn TP.

Theo đó, về cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng dự án đến nay bám sát tiến độ đề ra. Dự kiến tháng 6/2023, TP bàn giao trên 70% mặt bằng sạch để khởi công dự án và sẽ bàn giao 100% mặt bằng trước 31/12/2023.

Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển mồ mả được các quận, huyện tập trung tổ chức thực hiện đáp ứng tiến độ. Đến thời điểm hiện tại, khối lượng hoàn thành của công tác di chuyển mộ chí là 5.958/10.921 ngôi (đạt 54,56%); đã phê duyệt phương án thu hồi đất được 404,40/798,043 ha (đạt 50,67%). Số tiền đã phê duyệt là 3.051,77 tỷ đồng (một số huyện đã cơ bản hoàn thành công tác di chuyển mộ: Mê Linh: 100%, Sóc Sơn: 100%, Thanh Oai: 94,63%, Thường Tín: 98%).

Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án thành phần 3, mặc dù được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Thành ủy và UBND TP nhưng do quy mô và tính chất phức tạp của dự án, đồng thời liên quan đến nhiều địa phương và Bộ, ngành nên tiến độ thực hiện dự án thành phần 3 hiện chưa đáp ứng được theo tiến độ đề ra ban đầu.

Hiện Ban QLDA đang phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, trình Hội đồng thẩm định Nhà nước xem xét thẩm định trước ngày 10/5/2023.

Mặt khác liên quan đến một số nội dung khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đối với Dự án thành phần 3 theo Văn bản số 2048/KH&ĐT-HT của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức họp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải và Tư pháp để tham vấn ý kiến và được hướng dẫn, định hướng giải quyết các vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc đối với Dự án thành phần 3, dự kiến trước ngày 10/5/2023.

Về công tác phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình dự án thành phần 2.1 cơ bản bám sát theo các mốc thời gian theo tiến độ. Dự kiến hoàn thành toàn bộ công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, lựa chọn nhà thầu và tổ chức khởi công trước 30/6/2023.

Ban QLDA kiến nghị UBND TP tổ chức họp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải để tham vấn ý kiến và được hướng dẫn, định hướng giải quyết các vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc đối với việc quản lý và sử dụng phần vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo phương án tách thành tiểu dự án trong Dự án thành phần 3 (Dự án PPP) theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật PPP 1.2.

Trên cơ sở nội dung Biên bản làm việc của Ban Chỉ đạo ngày 7/3/2023, đề nghị UBND TP báo cáo đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, ký báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét, chấp thuận tách tiểu dự án đầu tư công (3.1) và dự án PPP (3.2) theo Nghị Quyết 106/NQ-CP. Việc thực hiện tiểu dự án đầu tư công (3.1) như dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Cho phép các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh phê duyệt các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư tại Chủ trương đầu tư; Bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 56/2022/QH15.

Đồng thời, tổng hợp, báo cáo đề xuất gửi UBND TP Hà Nội là cơ quan đầu mối chủ trì công tác tổng hợp các nội dung liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong trường hợp phát sinh các yếu tố dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án (nếu có tố dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án (nếu có)…

Huy Dương
Phiên bản di động