Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

Bộ Xây dựng vừa Thẩm định Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đồ án) do Công ty CP Nước và môi trường Việt Nam (VIWASE) lập.
Quy hoạch nước sạch, đảm bảo linh hoạt trong cấp nước cho người dân Cấp nước Chợ Lớn bị xử lý vi phạm về thuế hàng tỷ đồng Bổ cập nước giải pháp hồi sinh môi trường sông hồ Hà Nội Nguồn nước cấp cho dân Hải Phòng mặn bất thường, cơ quan chức năng vào cuộc
dieu chinh quy hoach cap nuoc thu do ha noi den nam 2030

Phạm vi nghiên cứu của Đồ án gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.358,59km2 và mở rộng ra các vùng phụ cận Thủ đô

Chú trọng các chỉ tiêu nước sạch cho người dân

Phạm vi nghiên cứu của Đồ án gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.358,59km2 và mở rộng ra các vùng phụ cận Thủ đô.

Đại diện VIWASE cho biết, mục tiêu của Đồ án nhằm rà soát, điều chỉnh Quy hoạch cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn Thủ đô đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với hiện trạng và các quy hoạch được duyệt; xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, điều chỉnh phương án phát triển hệ thống cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn Thủ đô theo mô hình cấp nước tập trung và phân tán; khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm và nước mặt, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, giảm dần khai thác nước ngầm.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn và bền vững cho khu vực đô thị và nông thôn Hà Nội cùng một tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch của Bộ Y tế, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh nước sạch; cập nhật và điều chỉnh các dự án ưu tiên đang triển khai, điều chỉnh phân kỳ đầu tư các dự án và các giải pháp để thu hút các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển và quản lý hệ thống cấp nước theo hình thức xã hội hóa.

Mục tiêu đề ra trong Đồ án là phấn đấu đến năm 2030: 100% dân cư đô thị trung tâm Thủ đô được sử dụng nước sạch; 95 - 100% dân cư đô thị vệ tinh được sử dụng nước sạch; đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ này đạt từ 90 - 100%; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống dưới 15%.

Ngoài ra, các giải pháp về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, phát triển các nhà máy nước, các giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện... Đồ án đưa ra giải pháp tổng thể là: Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt từ các hệ thống sông hồ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, hạn chế sử dụng nước ngầm; đa dạng hóa phương án nguồn cấp nước, kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán để cấp nước cho khu vực đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn một cách linh hoạt, áp dụng chung một tiêu chuẩn cấp nước cho TP; kết nối hệ thống cấp nước của Hà Nội với hệ thống cấp nước của các tỉnh trong Vùng Thủ đô...

Hội đồng Thẩm định đồ án lưu ý, nguồn nước cấp cho người dân Thủ đô phần lớn được lấy từ các sông chảy qua nhiều tỉnh, TP nên rất cần sự phối hợp hiệu quả giữa các địa phương.

Cùng với đó, đơn vị tư vấn cần rà soát kỹ các tuyến ống vận tải nước và hệ thống các tuyến ống cấp nước cho các vùng, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống cấp nước cho người dân Thủ đô.

Đặc biệt, chú trọng đến các chỉ tiêu cấp nước, vì đây là yếu tố cốt lõi và làm rõ hiện trạng hệ thống cấp nước của Hà Nội hiện nay. Qua đó, đưa ra các giải pháp đảm bảo cấp nước sạch cho người dân Thủ đô trong tương lai.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội (tháng 7/2019), với tỷ lệ 100% (93/93 đại biểu) tán thành, HĐND TP đã biểu quyết, thống nhất thông qua Nghị quyết về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng nguồn nước, để đáp ứng nhu cầu dùng nước của TP giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cả 2 nguồn nước mặt và nước ngầm đều được sử dụng. Tuy nhiên, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm.

Các nhà máy nước ngầm giảm dần công suất và chuyển thành các trạm bơm tăng áp, nguồn nước dự phòng khi có nguồn nước mặt thay thế và dừng hoạt động từ giai đoạn 2050. Nguồn nước mặt là nguồn nước cung cấp bổ sung và thay thế cho nước ngầm là các nguồn nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống.

Nguồn: Báo Tài nguyên Môi trường
baotainguyenmoitruong.vn
Phiên bản di động