Dịch COVID-19: Thêm 3 nước xác nhận ca nhiễm đầu tiên, Đức số ca nhiễm áp sát Trung Quốc
Số ca nhiễm COVID-19 ở Đức bất ngờ tăng vọt
Viện Robert Koch, trung tâm kiểm soát dịch bệnh liên bang của Đức, hôm 6/3 công bố thêm 134 người nhiễm virus corona, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên tới 543.
Con số ca nhiễm mới ở Đức chỉ ít hơn Trung Quốc (Nơi khởi phát dịch Covid-19)có 9 ca.
Lothar Wieler (phải), Chủ tịch Viện Robert Koch, tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 2/3. Ảnh: AFP. |
Hơn một nửa số ca nhiễm mới do Viện Robert Koch công bố tập trung ở vùng phía tây của North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất của Đức.
Lây nhiễm cộng đồng bắt đầu bùng phát sau ca nhiễm không rõ nguồn gốc đầu tiên được phát hiện ở North Rhine-Westphalia ngày 24/2. Cho đến nay, Đức vẫn chưa ghi nhận ca tử vong nào vì nhiễm COVID-19.
Vatican, Serbia và Cameroon xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên
Ngày 6/3, Bộ Y tế Cameroon đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus SAR-CoV-2 tại quốc gia Trung Phi này.
Theo báo cáo của giới chức y tế, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên là một công dân Pháp 58 tuổi đã đến thủ đô Yaounde, Cameroon từ ngày 24/2.
10 nước có số người mắc COVID-19 tăng nhanh (tính đến 14h ngày 6/3/2020) |
Bộ Y tế Serbia cùng ngày cũng đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19, là một nam bệnh nhân 43 tuổi, đã đi du lịch đến Budapest, Hungary trước đó.
Cũng trong ngày 6/3, Tòa thánh Vatican ghi nhận trường hợp đầu tiên dương tính với virus SAR-CoV-2 tại đây.
Hàn Quốc ghi nhận thêm nhiều trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo Reuters, Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 6/3 cho biết Hàn Quốc đã xác nhận thêm 309 trường hợp nhiễm COVID-19.
Đây là kết quả tính đến 4 giờ chiều (giờ địa phương), Hàn Quốc có số ca nhiễm virus trên toàn quốc là 6.593 người; số ca tử vong là 43 người.
Trước đó, sáng 6/3, KCDC cho biết đã có thêm 518 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này, theo đó tổng số ca nhiễm lúc đó là 6.284 ca; số ca tử vong là 42 người.
Trên 3.000 người Trung Quốc đã tử vong vì COVID-19
Tính đến 16 giờ chiều nay, theo Bộ Y tế, đã có 3.042 người Trung Quốc tử vong vì COVID-19. Cũng đã có tới 80.555 ca nhiễm, 522 ca nghi nhiễm và 53.726 trường hợp bình phục tại Trung Quốc.
Thống kê toàn cầu, có 98.588 ca nhiễm, 3.388 trường hợp tử vong và 55.346 người bình phục.
WHO kêu gọi các nước học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam
Cập nhật đến 15 giờ 30 ngày 6/3/2020 tại Việt Nam có 16 trường hợp nhiễm bệnh nhưng đã khỏi và xuất viện, bao gồm: 02 cha con người Trung Quốc (02 người đã khỏi và xuất viện); 06 người Việt Nam từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về (06 người đã khỏi bệnh và xuất viện); 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 (06 người đã khỏi bệnh và xuất viện); 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc (đã khỏi bệnh và xuất viện); 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 (đã khỏi bệnh và xuất viện).
Số xét nghiệm âm tính là 1.908. Số nghi ngờ nhiễm COVID-19 (có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch) là 68 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.
Ngày 4/3, đài Sputnik (Nga) đã phát bản tin với nội dung đánh giá cao những nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Đáng chú ý, những nỗ lực phòng, chống COVID-19 của Việt Nam tiếp tục được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong đó, quan chức Chương trình Các sự kiện khẩn cấp về y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria van Kerkhove kêu gọi các nước áp dụng tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cơ bản nhưng có hiệu quả mà các nước Trung Quốc, Singapore và Việt Nam đã triển khai. Các biện pháp đó bao gồm xác định các trường hợp nhiễm bệnh và liên hệ với họ để tiến hành các các biện pháp cách ly, cũng như tuyên truyền và huy động người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh. Theo bà Kerkhove, mọi quốc gia đều có thể thực hiện được các biện pháp này.
Ngoài ra, đến ngày 5/3 có 14.241người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.