Chuyện "dở khóc, dở cười" của giáo viên dạy lái xe

Thầy Thường tiết lộ nghề dạy lái xe có thu nhập cao so với các ngành nghề khác nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và vất vả riêng.
Thanh Hoá: Xử lý 13.000 trường hợp lái xe chạy quá tốc độ, phạt gần 34 tỷ đồng Thanh Hoá: Nhiều học sinh đầu trần ngang nhiên lái xe đến trường Nam thanh niên bỏ lại xe máy nhảy cầu Như Nguyệt

Giáo viên dạy lái xe không phải công việc được nhiều người chú ý nhưng lại có tính ổn định và thu nhập cao. Đặc biệt, nghề này khá đặc thù mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu rõ.

Anh Mai Văn Thường - một giáo viên có chục năm kinh nghiệm dạy lái xe tại Bình Dương tâm sự: "Nghề này không chỉ đơn giản là dạy học viên biết lái xe, thi đỗ kỳ thi sát hạch bằng lái mà còn phải trang bị cho họ kỹ năng, tinh thần, trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Sở dĩ vậy vì mỗi học viên sau khi hoàn thành khóa học đều mang trên vai trách nhiệm với chính tính mạng của bản thân và an toàn cộng đồng".

Chuyện
Anh Mai Văn Thường - giáo viên có chục năm kinh nghiệm dạy lái xe tại Bình Dương.

Thầy giáo tận tình, chu đáo của từng học viên

Trước khi bắt đầu khoá học, thầy Thường thường đưa học viên đến tham quan và trải nghiệm thực tế. Thầy muốn họ đặt niềm tin tuyệt đối với chất lượng giảng dạy, từ đó có thể an tâm học lái xe mà không bị phân tâm bởi bất cứ việc gì.

Sau đó, nam giáo viên bắt đầu buổi học 1:1 với học viên. Thầy thường dành thời gian theo dõi, chỉ dẫn tận tình và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với khả năng tiếp thu của từng học viên. Thậm chí ,những người có tâm lý trở ngại khi lái xe sẽ được thầy kiên nhẫn động viên, chỉ dạy... từ đó vững vàng khi cầm vô lăng.

Ngoài ra, thầy Thường luôn nhấn mạnh với học viên về tầm quan trọng của việc tôn trọng luật giao thông và ý thức trách nhiệm khi điều khiển phương tiện. Thầy hay chia sẻ với học viên những tình huống giao thông nguy hiểm rồi chỉ cách giữ bình tĩnh, tuân thủ luật pháp để tránh các rủi ro.

Chuyện
Anh Thường rất tận tâm với học viên

Với cách giảng dạy chu đáo, tỉ lệ học viên đậu bằng lái rất cao. "Mỗi tháng tôi có chừng 15 học viên học bằng B1, 20 học viên bằng B2 và 16 học viên bằng C. Nhiều người nghĩ tôi nhận quá nhiều học viên sẽ khiến chất lượng giảng dạy kém. Tuy nhiên tôi khẳng định điều đó không hề ảnh hưởng đến việc học tập của từng học viên. Bằng chứng để chứng minh điều đó chính là tỷ lệ đậu lên đến 95% cho cả lý thuyết và mô phỏng, 90% đậu sa hình. Còn học viên chưa đậu do tâm lý chưa vững vàng", thầy Thường quả quyết.

Nỗi vất vả của nghề dạy lái xe

Thầy Thường tiết lộ nghề dạy lái xe có thu nhập cao so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và vất vả riêng.

"Người làm nghề như tôi thường xuyên "ở bên", ngồi cùng ô tô với tài xế là học viên chưa có kiến thức, không kỹ năng điều khiển xe. Vì thế tôi phải duy trì sự tỉnh táo và phản xạ nhanh để có thể kiểm soát xe trong trường hợp khẩn cấp, như vậy đảm bảo an toàn cho cho bản thân, học viên và người tham gia giao thông", thầy Thường cho hay.

Chuyện "dở khóc,dở cười" của giáo viên dạy lái xe
Công việc của anh Thường rất đặc thù và nhiều khó khăn.

Sau đó, thầy giáo 8X kể một số tình huống dở khóc dở cười khi dạy học viên, như: có người đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh khi đang ở chốn đông người, có học viên “nói một đằng, làm một nẻo”, có người không phân biệt được biển báo trên đường...

Nhắc đến vất vả, thầy Thường cười: "Nhiều người nghĩ chúng tôi nhàn hạ, được ngồi trong ô tô có máy lạnh, nói dăm ba câu hướng dẫn học viên là có thể "xơi" tiền thiên hạ. Song họ đâu có biết cảnh chúng tôi ngồi trong xe ô tô nhiều giờ đồng hồ/ngày khiến cột sống có vấn đề, có thể mắc nhiều bệnh về xương cốt. Hơn nữa, chúng tôi dạy lái xe đồng nghĩa với việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm không khí khi lái xe ngoài đường khiến hệ hô hấp tổn thương".

Dẫu khó khăn nhưng thầy Thường luôn cháy với đam mê và tận tâm với công việc của mình. Thầy luôn tâm niệm bản thân không chỉ dạy lái xe mà còn góp phần đào tạo những tài xế chất lượng khi tham gia giao thông.

B.Phương
Phiên bản di động