Chùm ảnh: Bánh chưng ngày giáp Tết

Chiếc bánh chưng từ lâu không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tết Nguyên đán đang cận kề, các gia đình gấp rút hoàn thành món ẩm thực chỉ có ở Việt Nam.
Học sinh thi tài gói bánh chưngGiữ nét xưa trong lòng Tết hiện đại Ngày hội “Thiếu nhi Thủ đô tỏa sáng”: Hấp dẫn và kịch tính

Chiếc bánh chưng xanh là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết cổ truyền nhiều đời nay của người dân Việt. Bắt nguồn từ thời Hùng Vương, tục gói bánh chưng trở thành một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, vượt qua bao biến động lịch sử.

chum anh banh chung ngay giap tet
Những chiếc bánh chưng được gói vuông vức. Ảnh: Hoài An

Cái Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi màu xanh của chiếc bánh cổ truyền, không khí vui vẻ sum họp bên bếp lửa hồng, cảm giác háo hức được tự tay làm những món ăn cho mâm cơm đón năm mới.

Từ sáng sớm, ông Nguyễn Sỹ Lư (Hà Đông, Hà Nội) đã tới nhà người quen để lấy thịt lợn đặt nuôi từ năm trước. Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ (thường là thịt ba chỉ). Mỡ thịt để cho bánh béo ngậy như sự khỏe mạnh của gia chủ, nạc đỏ hồng mang nhiều niềm vui cho năm mới.

chum anh banh chung ngay giap tet
Thịt thái miếng to đều, ướp gia vị vừa đủ, rắc ít hạt tiêu để thêm hương nồng nàn và đặc biệt sau khi bánh chín sẽ có mùi thơm và vị cay nhẹ. Ảnh: Hoài An
chum anh banh chung ngay giap tet
Gạo nếp phải lựa loại hạt dài, chắc mẩy, to đều và thơm mới. Gạo mang vo sạch, ngâm nước khoảng 2 tiếng, sau đó vớt ra xóc với muối vừa ăn, để ráo nước. Ảnh: Hoài An
chum anh banh chung ngay giap tet
Đỗ xanh để làm bánh cũng là đỗ nguyên lõi, màu vàng óng, không bị thâm để khi đồ lên tơi, bở. Đỗ đãi sạch, nấu chín, sau đó nắm tròn thành từng miếng cho vừa cho từng chiếc bánh. Ảnh: Hoài An

Phần rửa lá những tưởng đơn giản cũng phải giao cho những người khỏe mạnh. Lá dong bánh tẻ chọn chiếc to đều, không bị rách, có màu xanh đậm. Sau sau khi rửa sạch còn tráng nước sôi để lá dẻo, khi gói xong bánh vẫn xanh nguyên.

chum anh banh chung ngay giap tet
Lá dong được rửa sạch, để ráo nước trước khi gói bánh. Ảnh: Hoài An

"Ngày xưa ngồi xem các cố, các cụ gói bánh rồi học theo. Sau làm nhiều năm tôi cũng rút ra nhiều kinh nghiệm làm bánh vuông vức hơn, lá bánh xanh hơn, trông ngon hơn. Làm bánh thì không khó nhưng không phải ai cũng làm ra được những chiếc bánh chưng vuông vắn.", ông Lư chia sẻ.

chum anh banh chung ngay giap tet
Gạo nếp, đỗ xanh và thịt mỡ được sắp xếp gọn trong lá dong. Ảnh: Hoài An
chum anh banh chung ngay giap tet
Người làm bánh phải ép cho vừa tay, không được quá chặt, không quá lỏng. Ảnh: Hoài An

Sau khi xếp bánh gọn gàng vào 2 chiếc nồi khổng lồ đã xếp cuống lá dong, người làm bánh nổi lửa, bắt đầu công đoạn luộc bánh. Trước đó, nồi bánh chưng cần che chắn bằng những tấm ván, gỗ mỏng dựng xung quanh đảm bảo lửa đều suốt quá trình luộc bánh.

chum anh banh chung ngay giap tet
Bánh chưng được xếp đứng, phía dưới lót cuống lá dong để luộc (minh họa cách xếp bánh trong nồi để luộc). Ảnh: Hoài An

Không khí tết tràn về như hơi thở của đất trời. Nồi bánh chưng không nhằm để "ăn", mà trở thành cái cớ để giữ lại không khí sum vầy, đầm ấm, ngọt ngào hơn bao giờ hết.

Chiếc bánh tự tay gói dày dặn, vuông đẹp được bày bàn thờ cúng tổ tiên, dành tặng nhau ăn như món quà đầu năm, cũng là mong muốn đại gia đình một năm an bình, vui vẻ, hạnh phúc.

Phạm Mạnh - Hoài An
Phiên bản di động