Chất xúc tác cho những miền ký ức

Đôi khi kỷ niệm đẹp của mỗi người chỉ đơn giản là gắn liền với những món ăn, đồ uống quen thuộc mà chẳng đâu thay thế được. Để mỗi lần thưởng thức đúng hương vị cũ, miền ký ức xưa lại ùa về trong tâm trí mỗi chúng ta…

Bạn Phan Ngọc Hải, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh khóa 43 bồi hồi nhớ lại câu chuyện của năm 2 đại học, khi đang buồn rầu vì “thất tình” thì bỗng có cuộc điện thoại của người bạn cùng phòng cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Đang lang thang chẳng biết đi đâu thì trời đổ mưa, hai người bạn đành tấp vào một cửa hàng tiện lợi trên đường, phần để trú tạm, phần cũng muốn tìm thứ gì cay cay uống cho “quên sầu”. Phân vân hồi lâu, Ngọc Hải và bạn mình quyết định lựa lấy hai lon bia Sài Gòn, lúc bấy giờ chọn loại bia này đơn giản vì cái tên.

Ấy vậy mà khi ngồi uống với nhau, Ngọc Hải cùng cậu bạn lại có thể chia sẻ được hết những nỗi buồn trong lòng, câu chuyện tình dang dở được xoa dịu đi phần nào. Cứ thế, lâu lâu khi quây quần với nhau, Hải và các bạn vẫn chọn bia Sài Gòn trong mỗi cuộc buồn, vui…

Chất xúc tác cho những miền ký ức

Bây giờ khi cả Ngọc Hải và bạn mình đều có công việc riêng nhưng họ vẫn thường xuyên sắp xếp những buổi gặp gỡ, chọn đúng vị bia Sài Gòn mà ngày tháng sinh viên đã từng uống với nhau để cùng ôn lại kỷ niệm xưa. Cái hương vị quen thuộc chứa đựng biết bao nhiêu câu chuyện trong quãng đời sinh viên của hai người.

“Cứ gặp là em với nó lại chọn bia Sài Gòn để lai rai, rồi lại nhắc đi nhắc lại câu chuyện cả hai đứa cùng thất tình năm xưa, rồi nhiều câu chuyện đáng nhớ khác nữa. Uống gì uống phải đúng vị bia Sài Gòn thì mới ra chuyện được”, Ngọc Hải hào hứng chia sẻ.

Tương tự Ngọc Hải, bạn Nguyễn Kim Phúc, sinh viên vừa mới tốt nghiệp của trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng có những kỷ niệm đặc biệt của riêng mình.

Kim Phúc nhớ lại những ngày tháng sống ở xóm trọ của khu Nhà Bè. Khi ấy cứ những ngày triều cường lên cao là mọi người trong xóm trọ lại tụ tập với nhau. Ai có “mồi” gì thì góp và tất nhiên “vedette” của những bữa tụ tập không thể thiếu chút “sinh tố lúa mạch”, cho cuộc vui càng thêm vui.

Phúc chia sẻ, bia được chọn là bia Sài Gòn vì hợp vị đa phần xóm trọ ở đây, với lại hay ở cái tên của nó - Sài Gòn “huyền thoại”. Thông qua những lần tụ tập, mọi người chia sẻ thêm nhiều về cuộc sống, bản thân cũng như câu chuyện riêng, giúp hiểu nhau thêm, gắn gó với nhau, cùng tạo nên những kỷ niệm đẹp ở xóm trọ nhỏ bé này.

Chất xúc tác cho những miền ký ức

Giờ đây mỗi người một nơi nhưng có người đi làm rồi mà vẫn ở lại xóm trọ cũ. Cái đáng quý là mỗi khi có dịp tất cả vẫn hẹn hò tụ tập như trước đây. Bia Sài Gòn vẫn thế, vẫn như một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại để đưa những câu chuyện, những tâm sự của mỗi người được chia sẻ một cách tự nhiên và thoải mái nhất.

Câu chuyện của Nguyễn Gia Hân (sinh năm 1996) quê Sóc Trăng hiện làm việc tại TP Hồ Chí Minh có phần khác hơn một chút so với Hải và Phúc, khi người “nhâm nhi” không phải bạn bè mà lại chính là người cha.

Mỗi khi có dịp về quê, Gia Hân lại cùng cha “lai rai” mấy món đồng quê cùng với ít bia Sài Gòn. Bình thường, hai cha con vẫn nói chuyện với nhau nhưng chỉ là đôi ba câu hỏi thăm qua điện thoại. Thế nhưng, chẳng hiểu sao mỗi lần ngồi uống chút bia với cha, Gia Hân lại có thể tâm sự được rất nhiều, thậm chí cả chuyện tình cảm của riêng mình. Về phần cha Gia Hân, ông lại hay kể về cuộc sống ở dưới quê hay thi thoảng có “gây lộn” với má vì sao cho con ít tiền đi học ra sao; Rồi vườn cây, vườn rau sau nhà đang chăm tươi tốt chờ gửi lên cho con gái cùng đám bạn thế nào…

Những giây phút ấy đối với Gia Hân quý giá hơn tất cả. Khi phải lên lại TP Hồ Chí Minh để tiếp tục công việc, mỗi khi vô tình nhìn thấy bia Sài Gòn, Gia Hân lại bồi hồi nhớ lại những lúc ngồi với cha mình, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Khi ấy cô bỗng thấy những nguồn năng lượng tích cực và đầy yêu thương.

PV
Phiên bản di động