Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Phúc Thọ
Thực phẩm siêu chế biến có thể gây nghiện Cả nước xảy ra 80 vụ ngộ độc thực phẩm Cộng đồng trách nhiệm trong giám sát bữa ăn học đường |
Trên địa bàn huyện Phúc Thọ hiện có 1.975 cơ sở ATTP; trong đó, lĩnh vực y tế quản lý 300 cơ sở; nông nghiệp quản lý 555 cơ sở; công thương quản lý 1.120 cơ sở. Huyện có 4 điểm giết mổ công nghiệp; không có siêu thị, không có trung tâm thương mại; có 13 chợ đang hoạt động (3 chợ hạng 2; 10 chợ hạng 3).
Toàn cảnh buổi làm việc |
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Sơn, Chủ tịch huyện Phúc Thọ cho biết, huyện Phúc Thọ luôn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ Nhân dân và xác định nhiệm vụ số 1 là chăm lo từ điều kiện cơ sở vật chất để quan tâm đến sức khoẻ Nhân dân.
Theo đó, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, các cấp chính quyền về công tác đảm bảo ATTP, năm 2023, Ban chỉ đạo ATTP huyện Phúc Thọ đã kịp thời ban hành Quy chế làm việc, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên; tham mưu kịp thời cho UBND huyện ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, tăng cường phối hợp trong hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Đồng chí Nguyễn Đình Sơn, Chủ tịch huyện Phúc Thọ phát biểu tại buổi làm việc |
Cùng với đó, huyện phối hợp với các Sở, ngành, các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản Hà Nội tổ chức tập huấn các văn bản quản lý và các quy định mới về ATTP; phối hợp trong công tác tuyên truyền, trong công tác kiểm tra giữa các ban, ngành, đoàn thể của huyện; Phối hợp cùng Uỷ ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền về vệ sinh ATTP, phát huy thế mạnh của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền vận động thông qua trang Fanpage của MTTQ các cấp, hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở.
Đồng thời, huyện Phúc Thọ tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống QLCL theo TCQG TCVN 9001: 2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo hoạt động rõ người, rõ việc, rõ thời gian và đạt kết quả cao. Huyện đã giải quyết 6 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngành y tế, 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp; đã cấp số 14 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, đảm bảo theo đúng quy định.
Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm TP Hà Nội tiến hành chấm điểm tại buổi làm việc. |
Mặt khác, Phúc Thọ đã xây dựng chuyên mục nhà nông với sức khoẻ và môi trường nhằm thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "3 sạch" (nước sạch, môi trường sạch, nông nghiệp sạch) đến toàn thể Nhân dân trên địa bàn; Chỉ đạo các xã, thị trấn đã tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng và hội nghị lồng ghép tuyên truyền với nội dung về cuộc vận động "3 sạch" nhằm phổ biến sâu rộng hơn nữa đến các hoạt động thực hiện mục tiêu nước sạch, môi trường sạch, nông nghiệp.
Quy trình sản xuất rau an toàn, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả trên cây rau, tuyên truyền về thu gom bao bì nhiễm thuốc BVTV; tuyên truyền kỹ thuật chăn nuôi và sơ chế, chế biến sản phẩm động vật an toàn tới người chăn nuôi, kinh doanh giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật và người dân hiểu đúng tác hại của chất cấm, chất tồn dư kháng sinh, chất tạo màu trong chăn nuôi, viết bài tuyên truyền về việc không sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt, huyện Phúc Thọ đã ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành công tác quản lý nhà nước về ATTP. 100% văn bản chỉ đạo điều hành được xử lý trên hệ thống quản lý văn bản, email công vụ, phối hợp tổ chức tập huấn ATTP qua hình thức trực tuyến.
Đoàn đánh giá cao sự cố gắng của huyện Phúc Thọ trong năm 2023 |
Kết quả, trong năm 2023, huyện đã kiểm tra 100% số cơ sở, trong đó, 96,7% số cơ sở kiểm tra đạt, nhắc nhở 10 cơ sở và tiến hành hình phạt với số tiền 107.200.000 đồng.
Toàn huyện có 9 sản phẩm được chứng nhận OCOP của 4 đơn vị, cơ sở sản xuất (trong đó 1 sản phẩm đạt 4 sao, 8 sản phẩm đạt 3 sao); 4 đơn vị có mối liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (quy trình thu mua sản phẩm của người dân được thiết lập chặt chẽ thông qua các hợp đồng nguyên tắc). Các cơ sở có tem nhãn mác bao bì, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm theo đúng quy định, tham gia các hội nghị trưng bày, giới thiệu quảng bá nâng cao năng suất giá trị sản phẩm OCOP.
Công tác giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thực phẩm trên địa bàn, huyện thực hiện xét nghiệm nhanh: tổng số mẫu 111/119 mẫu, đạt 94% (trong đó, xét nghiệm nhanh tinh bột 55/62 mẫu, đạt 88%; dấm vô cơ 19/19 mẫu, đạt 100%; hàn the 23/23 mẫu, đạt 100%; dầu mỡ 15/15 mẫu, đạt 100%).
Số mẫu gửi xét nghiệm tại Labo: phối hợp phòng Thanh tra - Pháp chế Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội lấy mẫu 2 đợt:
+ Đợt 1: Thực hiện lấy 35 mẫu rau, 5 mẫu quả tại xã Sen Phương, Võng Xuyên, Liên Hiệp, Trạch Mỹ Lộc, Phụng Thượng, Hiệp Thuận, Thị trấn Phúc Thọ và 17 mẫu rau của công ty TNHH MTV Lam Sơn, xã Hát Môn. Kết quả: Các mẫu rau, quả đều không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
+ Đợt 2: Thực hiện lấy 51 mẫu rau; 7 mẫu quả tại các xã Vân Hà; Thọ Lộc, Hát Môn, Xuân Đình, Long Xuyên, Thanh Đa, Vân Phúc, Tam Thuấn, Vân Nam. Kết quả: Các mẫu rau, quả đều không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Trên địa bàn huyện không tiếp nhận bất kì thông tin phản ánh nào từ cá nhân, tổ chức, người dân trên địa bàn về không đảm bảo ATTP; Tổ chức ứng trực thường xuyên giám sát ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng, tổ chức hướng dẫn kỹ năng điều tra ngộ độc thực phẩm và có biện pháp ngăn chặn hậu quả khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra. Mọi thông tin về sự cố ATTP đều được phối hợp chặt chẽ và xử lý kịp thời theo quy định.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đặng Thanh Phong (Phó đoàn kiểm tra liên ngành của TP, Chi cục trưởng an toàn vệ sinh thực phẩm) đã ghi nhận sự cố gắng trong 1 năm qua của ban chỉ đạo về công tác ATTP của huyện, đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của UBND huyện Phúc Thọ trong công tác triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Đồng chí Đặng Thanh Phong phát biểu tại buổi làm việc ghi nhận những cố gắng của huyện Phúc Thọ |
Tuy nhiên, đồng chí Phó đoàn kiểm tra liên ngành của TP yêu cầu, huyện Phúc Thọ cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về ATTP; truy xuất, chủ động kiểm tra các suất thức ăn sẵn để kiểm tra được rõ nguồn gốc, hạn chế việc gây mất vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP, nhất là thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Phát biểu tiếp thu ý kiến của đoàn, đồng chí Kiều Trọng Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ đã chỉ đạo các ngành chức năng khắc phục những hạn chế, tồn tại; huyện sẽ họp và đánh giá rút kinh nghiệm tất cả các nội dung mà Đoàn đã chỉ ra; tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung đẩy mạnh để huyện Phúc Thọ là 1 trong những quận huyện an toàn, giữ vững an ninh trật tự chính trị trên địa bàn TP Hà Nội, góp phần bảo vệ sức khoẻ của người dân trên địa bàn huyện.