Cẩn thận mất Tết vì rượu bia “3 không”

Tết là thời điểm nhu cầu sử dụng rượu bia gia tăng, đặc biệt là trong các buổi liên hoan, tất niên, sum họp gia đình. Thêm vào đó là số người nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn so với ngày thường.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, dù đã cảnh báo rất nhiều, song số lượng người bị ngộ độc rượu vẫn có xu hướng gia tăng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu ăn uống, liên hoan có sử dụng rượu, bia của người dân gia tăng.

Trong các ngày Tết, lượng rượu, bia được hấp thụ vào cơ thể nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn.

Lúc này, các độc tố được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng, khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… thậm chí có thể nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan…

Những ngày giáp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ rượu, bia, thực phẩm của người dân cũng gia tăng
Những ngày giáp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ rượu, bia, thực phẩm của người dân cũng gia tăng

Đa số các trường hợp ngộ độc rượu là do uống phải rượu trắng “3 không”: Không nhãn mác, không nguồn gốc, không rõ thành phần.

Với rượu thông thường (Ethanol) khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa, đào thải nhanh, tuy nhiên, với rượu dỏm pha chế bằng cồn công nghiệp (Methanol) lại có tốc độ chuyển hóa, đào thải rất chậm. Có khi tới 7 - 8 ngày sau uống, chất này vẫn có thể còn tồn tại trong máu.

Methanol khi vào người được cơ thể chuyển thành Axit Formic, là chất độc hơn Methanol rất nhiều, gây tổn thương mắt, thần kinh. Đặc biệt, trong những dịp lễ Tết, người dân có thể uống nhiều loại rượu khác nhau nên càng làm quá trình chuyển hóa Methanol chậm hơn. Vì vậy, có trường hợp nhiều ngày sau khi uống rượu mới có biểu hiện mắt mờ, ngộ độc.

Không chỉ dịp Tết, uống rượu, bia thời gian dài sẽ có thể dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa do tổn thương gan và ruột đặc biệt gây thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan.

Đối với hệ tim mạch, uống rượu, bia gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra uống nhiều rượu, bia còn gây mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần.

Phụ nữ mang thai uống rượu, bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Cồn trong rượu sẽ khiến người mẹ bị say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về thể chất, tinh thần và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, ngộ độc cho thai nhi, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ sau này.

Nếu uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng các sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc xuất xứ là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc.
Nếu uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng các sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc xuất xứ là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc.

Theo các chuyên gia, ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ: hưng phấn thần kinh, giảm khả năng tự kiềm chế bản thân, đi đứng loạng choạng…

Ngộ độc nặng: hôn mê, nôn nhiều, vã mồ hôi, thở yếu hoặc ngừng thở dẫn đến suy hô hấp, hạ huyết áp, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, trụy mạch, hạ thân nhiệt, co giật,… có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, cách tốt nhất để tránh nguy cơ ngộ độc rượu là không uống rượu, đặc biệt là các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, trong trường hợp gia đình có người uống rượu cần nhắc họ ăn thêm tinh bột hoặc uống thêm nước trái cây, uống sữa, nước canh, nước cháo loãng... để bù năng lượng cho cơ thể.

Hiện trên thị trường có các loại thuốc giải rượu nhưng đa số không có tác dụng trong việc chống say, giải rượu như quảng cáo. Vì vậy người dân không lạm dụng rượu bia, nhất là trong thời điểm cận Tết.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo, người dân không nên lạm dụng rượu bia, nếu uống thì cần tránh uống vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Cụ thể, nam giới không uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; nữ giới không uống quá 2 đơn vị rượu/ngày, nếu uống quá mức này được coi là lạm dụng rượu.

Trong đó, 1 đơn vị rượu tương đương với 1 lon bia 270 - 330ml nồng độ 2 - 12 độ; 1 chén rượu vang 125ml nồng độ 9 - 18 độ hoặc 1 chén rượu mạnh 40ml nồng độ 40 độ.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia trong dịp Tết, người dân không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong; không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Đặc biệt, người dân không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng; khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Ấn Độ: Ngộ độc rượu khiến 2 người tử vong, 2 người mất thị lực Ấn Độ: Ngộ độc rượu khiến 2 người tử vong, 2 người mất thị lực

Cảnh sát Ấn Độ thông báo ít nhất 2 người đã tử vong và 2 người mất thị lực sau khi uống phải rượu giả ...

Nghệ An: 5 người nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc rượu Nghệ An: 5 người nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc rượu

Năm người tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải nhập viện cấp cứu sau cuộc nhâu. Bước đầu, các bác sỹ cho rằng nguyên ...

Ngộ độc methanol do uống cồn sát trùng “rởm” Ngộ độc methanol do uống cồn sát trùng “rởm”

Tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây, tình trạng ngộ độc cồn công nghiệp methanol có chiều hướng ...

Tụê Uyên
Tags: Tết rượu Bia
Phiên bản di động