Bộ NNPTNT cho phép giết mổ lợn khỏe trong vùng dịch tả châu Phi
Cán bộ thiếu trách nhiệm chống dịch tả lợn châu Phi có thể bị xử lý hình sự Hà Nội mỗi ngày tiêu hủy 10.000 con lợn Khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm số một |
Theo văn bản này, việc giết mổ lợn phải theo giám sát của cơ quan thú y. Điểm mới trong quy định là cơ sở giết mổ lợn tập trung trong vùng dịch được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khỏe, có kết quả âm tính với dịch tả lợn châu Phi từ ngoài vùng dịch.
Đối với lợn xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Cơ sở thu gom được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần thu gom; chất thải, nước thải được xử lý đảm bảo không lây lan mầm bệnh.
Ảnh minh họa |
Trường hợp lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác vận chuyển đến cơ sở giết mổ, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Sản phẩm từ lợn sau giết mổ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh ASF và được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định, để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn.
Các cơ sở giết mổ nhỏ lẽ cũng phải thực hiện theo những quy định trên.
Riêng việc lấy mẫu và xét nghiệm mẫu, cơ quan thú y địa phương tổ chức thực hiện giám sát, lấy mẫu và gửi mẫu máu đến phòng thử nghiệm có thẩm quyền để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP. Trước khi vận chuyển lợn đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở chăn nuôi lợn phải báo cáo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh.
Với cơ sở giết mổ, cơ sở bảo quản sản phẩm từ lợn có kết quả dương tính với mầm bệnh này phải thực hiện việc tiêu huỷ lợn, sản phẩm lợn của lô sản xuất dương tính; ngừng sản xuất và thực hiện việc tổng vệ sinh, sát trùng liên tục trong vòng 5 ngày trước khi giết mổ, kinh doanh trở lại.
Từ tháng 2 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xâm nhiễm các vùng chăn nuôi ở 44 tỉnh thành khiến 1,7 triệu con lợn phải tiêu hủy. Bộ NNPTNT nhận định, dịch tả lợn châu Phi còn tiếp tục phát sinh và có nguy cơ bùng phát mạnh hơn. Dịch bệnh có thể lây theo 3 hướng: dễ dàng phát tán, lây lan nhanh và lan toả đến các địa bàn chưa bị; tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày.
Hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã tấn công vào những trang trại chăn nuôi quy mô lớn của người dân và được dự báo là có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn.