Bộ Y tế cảnh báo:

Bêu tên các sản phẩm quảng cáo lừa dối người dùng

Thời gian qua, nhất là trong đợt dịch Covid-19, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, làm việc với Facebook xử lý các chủ tài khoản bán sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật. Thế nhưng, trên thực tế, tình trạng vi phạm quảng cáo vẫn rất phức tạp, nhức nhối.
Rao vặt tín dụng đen bủa vây ngõ phố Thủ đô Hà Nội Đường dây làm bằng giả quảng cáo công khai trên mạng Loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo lừa dối người dùng Công ty Sơn An Toàn Hà Nam có đang sản xuất trái phép sản phẩm Wasapa nano bạc? Quảng cáo mạo danh, website bán Trường Xuân Vương âm thầm gỡ logo báo Sức khỏe Đời sống Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo về sản phẩm Trường Xuân Vương Mạo danh báo Sức khỏe Đời sống để bán sản phẩm Trường Xuân Vương Nước rửa tay khô Bell Đức nhập nhèm công dụng diệt khuẩn

Trong tháng 4/2020 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã liên tiếp đưa ra 3 cảnh báo về sản phẩm Trường Xuân Vương của Công ty cổ phần Dược phẩm Phát Đạt vì tội quảng cáo lừa dối người tiêu dùng.

Trên mạng, sản phẩm này được giới thiệu là giúp cải thiện chức năng sinh lý nam và bào chế dựa trên công thức từ bài thuốc gia truyền kết hợp cùng những dược chất ưu việt trên thế giới. Giá mỗi hộp này tới gần 1 triệu. Đi kèm những lời giới thiệu như “thần dược” là ảnh Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm do chính Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ký.

Sản phẩm Trường Xuân Vương được sử dụng nhiều chiêu trò quảng cáo tinh vi như: Liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm để quảng cáo thực phẩm; Cắt ghép logo của nhiều đơn vị uy tín như báo Sức khỏe Đời sống khi bị báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh thì âm thầm đổi logo là Góc đàn ông và thời điểm hiện tại là sử dụng logo 365 sức khỏe trên website https://www.truongxuanvuong.vn/

beu ten cac san pham quang cao lua doi nguoi dung
Chiêu cắt ghép trang báo uy tín để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường Xuân Vương

Cũng liên quan đến việc quảng cáo "nổ" Cục An toàn thực phẩm cũng đã liên tiếp đưa ra 2 cảnh báo về sản phẩm Mr Sun của Công ty TNHH PiMoon Quốc tế (thôn Phú Thụy, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội) vì tội quảng cáo lừa dối người tiêu dùng trên website https://flashsale.mrsun.vn đã quảng cáo sản phẩm Mr Sun với nội dung lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

beu ten cac san pham quang cao lua doi nguoi dung
Mr Sun không phải là thuốc như quảng cáo

Theo Cục An toàn thực phẩm, sản phẩm Mr Sun quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH Pimoom Quốc tế công bố và chịu trách nhiệm tại Cục An toàn thực phẩm. Thế nhưng, khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm, Công ty TNHH Pimoom Quốc tế lại không thừa nhận website nêu trên của họ, nên không chịu trách nhiệm về chất lượng các sản phẩm Mr Sun ở trang mạng nêu trên.

Ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm Mr Sun ở website trên không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.

Cục An toàn thực phẩm cũng đã 5 lần đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thăng trĩ mộc hoa của Công ty TNHH Mộc Hoa Đường đang vi phạm các quy định quảng cáo, “thổi phồng” công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh.

Thăng trĩ mộc hoa là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có xác nhận công bố: ATTP số 23255/2017/ATTP-XNCB, ngày 13/7/2017 do Công ty TNHH Mộc Hoa Đường (Địa chỉ: Số 81, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Phường Láng Hạ, Quận Đống đa, Hà Nội) chịu trách nhiệm sản phẩm. Sản xuất tại Công ty TNHH Sản Xuất Và XNK Thực Phẩm Chức Năng ASEAN (Địa chỉ: Số 12 khu B, Thạch Lỗi, Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội).

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 00392/2018/ATTP-XNQC, do Cục An toàn thực phẩm cấp ngày 24/4/2018 cho chủ thể là Công ty TNHH Mộc Hoa Đường, sản phẩm Thăng trĩ mộc hoa chỉ có tác dụng: “Giúp thăng khí, chỉ huyết, nhuận tràng, hỗ trợ trong các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, bị chảy máu”.

Nhưng, trên 3 website thangtri.tapchisuckhoe.club, benhtri.biquyetsongkhoe.asia, xkmh.xuongkhoptaigia.xyz đang có dấu hiệu “thổi phồng” công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh để bán hàng.

Cụ thể, cả 3 website trên quảng cáo sản phẩm Thăng trĩ mộc hoa bằng những công dụng giống thuốc chữa bệnh như: “Tiêu viêm, loại mủ, giảm đau, cầm máu tức thì; Cơ chế tái tạo mô cơ giúp nâng búi trĩ, co teo hoàn toàn cục thịt thừa; Bổ trung ích khí, tăng sức đề kháng đường ruột, hạn chế tái phát”, dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

beu ten cac san pham quang cao lua doi nguoi dung
Nhiều quảng cáo Thăng Trĩ Mộc Hoa đang vi phạm “nghiêm trọng” nhiều quy định của pháp luật

Sản phẩm thực phẩm Bảo vệ sức khỏe Rizin trong thời gian vừa qua cũng 2 lần bị Cục An toàn Thực phẩm bêu tên về việc trên các website https://www.suckhoevang24h.com.vn/rizinnhatban; https://www.nhansamsamac.com/rizin-skv24h; https://www.suckhoevang24h.com.vn/sinhlynu-b1; https://nilp.vn/rizin/ và https://suckhoe24h.net.vn/chi-tiet/rizin quảng cáo sản phẩm thực phẩm Bảo vệ sức khỏe Rizin với công dụng không đúng sự thật, vượt quá tác dụng của thực phẩm chức năng nằm lừa dối người tiêu dùng. Sản phẩm này được Công ty TNHH Khang Lạc Mỹ (Địa chỉ: Công ty TNHH Khang Lạc Mỹ) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Ngoài ra trên website https://buidinhhuong.shophdg.page/ads1 cũng có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hạ đường khang vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Sản phẩm này do Công ty TNHH thương mại SBG (Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Sannam, số 78 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

beu ten cac san pham quang cao lua doi nguoi dung

Hiện các cơ quan chức năng đang trong quá trình xử lý việc quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm nêu trên. Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị bệnh, chữa bệnh, khỏi dứt điểm... để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Liên quan đến tình trạng loạn quảng cáo thực phẩm chức năng như hiện nay, trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết thời gian qua Cục ATTP cũng như các cơ quan chức năng liên quan đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt xử lý các đơn vị sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe: "Nhiều doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo thổi phồng tác dụng sẵn sàng không nhận trang web vi phạm là của mình, trong khi đó việc quản lý nội dung quảng cáo trên một số mạng xã hội, website có hệ thống máy chủ đặt ở nước ngoài hiện nay còn gặp nhiều khó khăn".

Ông Phong cũng khẳng định: Việc các bác sĩ, nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị như thuốc là hoàn toàn sai và vi phạm pháp luật. Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ.

Đinh Linh
Phiên bản di động