Bệnh nhân tự dùng vòi hoa sen xịt rửa do bị táo bón dẫn đến rách hậu môn
Qua thăm dò vết thương, bác sĩ thấy nhiều vết rách phức tạp ở trực tràng. Bệnh nhân kể vết thương do trượt ngã cắm vòi sen vào vùng mông, ngón tay cắm vào trực tràng gây chảy nhiều máu tươi.
Sau khi cầm máu và làm các xét nghiệm cần thiết. Bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ cấp cứu. Tại đây, kíp phẫu thuật do bác sĩ Phan Văn Thành, khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện đa khoa Đức Giang) tiến hành phẫu thuật nội soi làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân để chất thải không qua hậu môn trực tràng như cũ, sau đó khâu vết thương lại cho bệnh nhân. Sau mổ, tình trạng bệnh nhân ổn, đang nằm viện để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Phan Văn Thành cho biết: "Thương tổn hậu môn trực tràng có hình thái lâm sàng rất đa dạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, vết thương do bị vật nhọn đâm trực tiếp vào vùng tầng sinh môn, những tai nạn lao động như đá, gỗ đè… Ở trường hợp bệnh nhân T rất may là đi cấp cứu kịp thời, nên việc điều trị rất suôn sẻ, hiện bệnh nhân khỏe và chuẩn bị ra viện".
Khi bị táo bón, phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng nên bị hút nước ngược trở lại dẫn đến khô cứng khiến cho chúng ta phải gắng sức rặn mỗi khi đi ngoài. Lúc này tình trạng táo bón gây rách hậu môn rất dễ xảy ra do quá trình ma sát mạnh giữa khối phân gồ ghề vào thành hậu môn khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu và chảy máu. Nếu không được xử lý và chăm sóc tốt, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong vết nứt gây ra hàng loạt các căn bệnh ở hậu môn trực tràng khác như bệnh trĩ, áp xe hậu môn, viêm trực tràng rất nguy hiểm.
Việc giải quyết tận gốc tình trạng táo bón cũng chính là cách giúp loại bỏ chứng rách hậu môn dứt điểm. Để làm được điều này bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau: Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý; Tập thói quen đi cầu đầy đủ mỗi ngày; Tăng cường vận động cơ thể
Bệnh nhân tự dùng vòi hoa sen xịt rửa do bị táo bón dẫn đến rách hậu môn |
Khi có vết rách ở hậu môn do táo bón gây ra người bệnh tuyệt đối không nên gắng sức rặn mạnh mỗi khi đi ngoài khiến cho vết rách càng nghiêm trọng hơn. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm. Việc sử dụng khăn giấy để lau chùi có thể tác động khiến cho vết rách thêm nặng và dễ bị nhiễm trùng. Mặc quần rộng rãi, thoáng mát để không làm cọ sát vào tổn thương dẫn đến đau và chảy máu. Nếu không đi ngoài được có thể nhờ sự trợ giúp của thuốc nhuận tràng, thuốc bơm hậu môn nhưng chỉ được dùng thuốc dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.
Một số loại thuốc mỡ bôi ngoài có tác dụng trị vết rách hậu môn, kháng khuẩn và hỗ trợ giảm đau tại chỗ. Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn cho mình loại thuốc này về dùng khi đi khám bệnh. Uống nước hoa hòe, nước mật ong pha giấm táo giúp tăng cường sức bền cho thành tĩnh mạch và giảm thiểu tình trạng chảy máy khi táo bón gây rách hậu môn.
Trường hợp táo bón gây rách hậu môn nặng, mất máu nhiều thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn cùng nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe.