Bệnh bạch hầu lây như thế nào và cách phòng tránh?

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Bệnh nhân là một phụ nữ 18 tuổi, cư trú tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn. Sau khi điều tra dịch tễ, ngành Y tế đã xác định được 119 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân này.

Những người này thường trú tại hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, trong đó có 2 người đã rời khỏi địa phương và đi làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Hiện tại, có một người có triệu chứng đau họng và kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu lây như thế nào?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh có khả năng lây lan mạnh và tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.

Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, trung bình từ 5-10 % trên tổng số ca bệnh.

Bệnh bạch hầu lây như thế nào và cách phòng tránh?
Cán bộ y tế Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm tầm soát bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến, ngoài ra vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh.

Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.

Bên trong cổ họng và amidan người bệnh bạch hầu xuất hiện màng giả có màu trắng ngà.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Người sinh sống ở khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, bất kỳ ai đi du lịch đến nơi đang có dịch bạch hầu...

Biểu hiện của bệnh bạch hầu

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, ban đầu người nhiễm bệnh sẽ bị sốt nhẹ, đau đầu, viêm họng nhẹ, ho. Bệnh diễn biến tiến triển nhanh khiến bệnh nhân khó thở, đau họng tăng dẫn tới chán ăn, sổ mũi, hơi thở hôi.

Bệnh bạch hầu lây như thế nào và cách phòng tránh?
Bên trong cổ họng và amidan người bệnh bạch hầu xuất hiện màng giả có màu trắng ngà.

Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan người bệnh xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Lớp màu trắng mọc thành từng mảng lớn, dai và dính, khi bóc màng ra gây chảy máu, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.

Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, trường hợp nặng có thể gây tử vong do đột ngột trụy tim mạch.

Phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

"Hiện nay biện pháp hiệu quả để phòng bệnh bạch hầu là tiêm ngừa vắc xin. Do đó, trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường kỳ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu để người dân chủ động tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh", bác sĩ Tiến chia sẻ.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo công tác vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cũ cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giả mạc. Tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Bắc Giang: 8/15 trường hợp F1 có kết quả âm tính với bệnh bạch hầu Bắc Giang: 8/15 trường hợp F1 có kết quả âm tính với bệnh bạch hầu

Sáng 9/7, ông Lê Tiến Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang cho biết, Viện Vệ sinh dịch ...

Cách ly hàng trăm người ở Nghệ An, Bắc Giang vì tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu Cách ly hàng trăm người ở Nghệ An, Bắc Giang vì tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu

CDC tỉnh Bắc Giang và CDC tỉnh Nghệ An Nghệ An đang tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu, sau khi 2 ...

Giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu Giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu

Chiều 8/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc ...

Tuệ Uyên (tổng hợp)
Phiên bản di động