Bé trai 12 tuổi bị đột quỵ chảy máu não

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết đã tiếp nhận 1 trường hợp là bệnh nhi, 12 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội khi vào viện đã hôn mê, phải thở máy nội khí quản. Kết quả chụp CT nhận thấy khối máu tụ lớn do vỡ khối dị dạng mạch máu não (AVM), tiên lượng nặng.
Bệnh nhân tổn thương mạch máu não sau chấn thương sọ não Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị chảy máu não do bế chuyền tay và rung lắc Đang ngồi chơi, bé gái mới 3 tuổi nôn ói, đột quỵ nhồi máu não

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, sau khi làm bài tập về nhà, trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu. Bố của bé ra hiệu thuốc để mua viên giảm đau. Tuy nhiên, bệnh nhi diễn tiến nặng, đau đầu dữ dội, buồn nôn, mồ hôi đầm đìa nên được đưa vào viện.

Theo PGS.TS Phạm Hồng Đức, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp tim mạch, bệnh nhân mắc dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ là biến chứng nặng của tổn thương này.

PGS. Đức cho biết các bác sĩ quyết định điều trị theo hướng can thiệp nút tắc mạch hoàn toàn dưới hướng dẫn chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA). Phương pháp này giúp loại trừ nguy cơ tái diễn vỡ mạch máu làm tăng nặng tổn thương.

Hiện các bác sĩ can thiệp mạch, giúp ngăn ngừa chảy máu tái phát dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Hiện, trẻ tiếp tục được theo dõi tích cực.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết đã tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp người trẻ bị đột quỵ.

 đột quỵ nói chung ở trẻ hiếm gặp hơn, nếu xảy ra, hậu quả thường rất nặng nề, để lại di chứng cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Đột quỵ ở trẻ hiếm gặp hơn, nếu xảy ra, hậu quả thường rất nặng nề, để lại di chứng cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh

Theo PGS Đức, nếu như đột quỵ ở người lớn chủ yếu là do tắc mạch (liên quan đến bệnh lý xơ vữa mạch, bệnh tim rung nhĩ…) và do vỡ phình thì ở trẻ em chủ yếu do vỡ dị dạng động tĩnh mạch bẩm sinh.

Biểu hiện triệu chứng của bệnh lý này có thể là đau đầu hoặc động kinh. Tuy nhiên cũng có thể không có triệu chứng, xuất hiện đột ngột do xuất huyết dẫn tới hôn mê.

Các chuyên gia nhận định đột quỵ nói chung ở trẻ hiếm gặp hơn, nếu xảy ra, hậu quả thường rất nặng nề, để lại di chứng cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Trong trường hợp trẻ có biểu hiện đau đầu hay động kinh cần đi khám và chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não. Nếu xác định là có tổn thương dị dạng mạch não thì các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương từ đó đưa ra phương án điều trị. Có thể theo dõi hoặc chủ động can thiệp dự phòng nếu mạch dị dạng có nguy cơ xuất huyết. Một số trường có cơn động kinh nhiều, dùng thuốc không đỡ, cần cũng nên chủ động can thiệp mạch.

Tụê Uyên
Phiên bản di động