Bảo mật và trí tuệ nhân tạo trong thời vạn vật kết nối
Chuyên gia bảo mật của Viettel đứng đầu bảng xếp hạng thế giới về an ninh mạng Cảnh báo: Mất gần 3 tỷ đồng vì nghe điện thoại giả mạo công an |
Hội thảo trực tuyến có sự tham dự của: PGS, TS Trần Xuân Tú - Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN); TS. Bùi Duy Hiếu - Giảng viên Viện CNTT, ĐHQGHN; PGS.TS Hoàng Văn Phúc - Học viện Kỹ Thuật Quân sự;… cùng với gần 100 giảng viên, sinh viên và người những hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
Tại buổi seminar, các chuyên gia tập trung trình bày các nghiên cứu gần đây về vấn đề bảo mật và trí tuệ nhân tạo, như những thách thức và cơ hội liên quan đến phần cứng cho bảo mật với các thiết bị IOT; tấn công kênh kề dựa trên học máy và phát hiện Trojan phần cứng và các nghiên cứu ban đầu về phần cứng và phần mềm của hệ thống Spiking Neural Network
Trong các phiên thảo luận tại seminar, nhiều ý kiến của các chuyên gia thu hút được sự chú ý. Chia sẻ về thách thức cho các thiết bị IoT, TS Bùi Duy Hiến cho biết:
“Thách thức của IoT nằm ở việc bảo vệ phần cứng, phần mềm và thông tin người dùng. Các thuật toán truyền thống có nhược điểm về công suất tiêu thụ và diện tích phần cứng, tuy nhiên các thuật toán mới lại chưa được sử dụng trong IoT… Để làm được những vi mạch IoT, ta phải dựa trên những thuật toán phần mềm”.
TS. Bùi Duy Hiếu - Giảng viên Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN trình bày đề tài nghiên cứu. Ảnh chụp màn hình |
Trong bài chia sẻ về “Tấn công kênh kề dựa trên học máy và phát hiện Trojan phần cứng” của PGS.TS Hoàng Văn Phúc - Giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông cho rằng: “Ở Việt Nam hiện nay không có nhà máy chế tạo và nhà cung cấp công cụ thiết kế nên rất nhiều thiết bị phục vụ cho IoT phải mua từ nước ngoài. Nguy cơ “tấn công kênh kề” có khả năng cao sẽ xảy ra, vì vậy cần nghiên cứu để có những phát hiện và giải pháp đúng đắn nhằm ngăn chặn sự tấn công kênh kề này.”
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, do vậy một số vấn đề về bảo mật cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bởi AI có thể là giải pháp để giải quyết vấn đề về sự gia tăng của các mối đe dọa mất an toàn thông tin mạng.
Với nghiên cứu “Phần cứng và phần mềm của hệ thống Spiking Neural Network”, ThS. Nguyễn Duy Anh - Nghiên cứu sinh tại Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, AI và một số ứng dụng thiết kế các hệ thống trên chip trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, xuất hiện ở tất cả những ứng dụng công nghệ và được sử dụng nhiều nhất trong việc nhận dạng đồ vật, camera, giọng nói,... Và đặc biệt còn được ứng dụng tối đa trong lĩnh vực y sinh.
Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Duy Anh. Ảnh chụp màn hình |
Nguyên nhân AI phát triển nhanh chóng là do sức mạnh xử lý của phần cứng càng ngày càng mạnh; các thế hệ chip mới được tối ưu hoá có thể xử lý song song nhiều hệ thống. Vì vậy, ứng dụng của AI đã đạt được nhiều thành công vượt sức tưởng tượng của con người.
Tham dự hội thảo bạn Từ Quang Huy - sinh viên năm 3, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN chia sẻ: “Với vị trí là sinh viên chuyên ngành CNTT, buổi hội thảo đã đem đến cho mình nhiều kiến thức bổ ích từ những đề tài nghiên cứu của các chuyên gia. Trong số đó, mình ấn tượng với bài chia sẻ của PGS.TS Hoàng Văn Phúc bởi thực tế vấn đề tấn công mạng hay tấn công kênh kề thông qua thiết bị IoT đang diễn ra vô cùng phổ biến.”
Hội thảo khép lại thành công tốt đẹp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu thể hiện được sự tin tưởng và hy vọng về sự phát triển bền vững của mạng Internet, đặc biệt là vấn đề bảo mật và trí tuệ nhân tạo.