Bác sĩ mách bạn: Dự phòng và điều trị viêm da tã lót
Phân loại viêm da tã lót
Viêm da tã lót là tình trạng xuất hiện dát đỏ cấp tính ở da vùng tã lót.
Theo bác sĩ Tâm, viêm da tã lót được phân ra làm 3 loại đó là: Viêm da do chà xát, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da do nấm Candida.
Bác sĩ mách bạn: Dự phòng và điều trị viêm da tã lót |
Cụ thể, viêm da do chà xát có biểu hiện đỏ da nhẹ ở những vùng bị chà xát bởi tã lót, bao gồm mặt trong đùi, mông, bụng, da vùng sinh dục. Thể này được giải quyết khá nhanh bằng việc thay tã lót thường xuyên, đảm bảo tã lót không quá chặt và vệ sinh tã lót đúng cách.
Bác sĩ mách bạn: Dự phòng và điều trị viêm da tã lót |
Viêm da tiếp xúc kích ứng là thể phổ biến nhất với đỏ da thường ở vùng nếp lằn mông, mông, vùng quanh hậu môn, vùng mu, có thể cả vùng bụng dưới và vùng trên đùi.
Viêm da do nấm Candida có biểu hiện dát, đám đỏ da với các tổn thương vệ tinh nhỏ như đầu đinh ghim. Khi viêm da tã lót không đáp ứng với điều trị cần nghĩ đến viêm da tã lót do Candida.
Dự phòng và điều trị không dùng thuốc
Ngoài việc nêu ra các thể viêm da như đã nêu trên, bác sĩ Tâm cũng không quên chia sẻ về các phương pháp phòng và điều trị viêm da tã lót như sau:
Cho da vùng tã lót tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Thay tã lót thường xuyên mỗi 1-3 giờ hoặc ngay khi bị bẩn và ít nhất một lần mỗi đêm. Tránh cọ xát hoặc chà xát trong khi thay tã lót và rửa nhẹ nhàng vùng da tã lót. Đối với trẻ đẻ non thì điều này cần đặc biệt lưu ý.
Sử dụng kem bảo vệ Zinc oxide (kẽm oxyde) và petrolatum (vaseline) là 2 hoạt chất dự phòng và điều trị viêm da tã lót tốt nhất. Chúng tạo nên một lớp màng lipid bảo vệ, ngăn cản da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng. Kem được bôi mỗi khi thay tã lót với trẻ có nguy cơ và bôi bất kì lúc nào với trẻ đã mắc bệnh. Bôi một lớp dày lên các vùng da tiếp xúc với các chất kích ứng, khi thay tã lót không nên lau đi hoàn toàn, rửa bỏ nhẹ nhàng phân bám vào lớp kem trước khi bôi lớp kem tiếp theo. Mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp truyền thống là dùng nước và khăn lau khô, ngày nay thường dùng giấy lau. Một số loại khăn lau có chứa chất tạo mùi thơm, alcohol,… có thể gây kích ứng cho da.
Vaselin của Viện Da liễu Trung ương là 1 loại kem bảo vệ trẻ khỏi hăm tã |
Khi trẻ bị viêm da tã lót người chăm sóc cần phải rửa vết thương với nước ấm và vải mềm hoặc khăn lau tã nhẹ nhàng mỗi lần thay tã. Nên lau nhẹ nhàng vùng sinh dục từ trước ra sau và tránh cọ rửa quá mức. Vỗ khô hoặc cho da tiếp xúc với không khí càng lâu càng tốt. Nếu vùng da vẫn còn đỏ, bố mẹ có thể bôi thêm một lớp kem bảo vệ bên trên và tiếp tục lặp lại các bước trên đến khi ban đỏ biến mất, và nên đến gặp BS nếu sau vài ngày tình trạng da không tốt hơn.
Kem kẽm oxyd 13% cũng là loại trị hăm tã lót hiệu quả |
Đối với bột chống hăm, Corticoids bác sĩ cho biết không được khuyến cáo sử dụng bởi vì có thể thúc đẩy vi khuẩn và nấm phát triển, có thể làm tình trạng viêm da tã lót nặng hơn. Ngoài ra trẻ có thể mắc phải các vấn đề về hô hấp khi hít phát các hạt nhỏ này.
Riêng đối với viêm da tã lót do Candida phải sử dụng kháng nấm bôi tại chỗ có chứa nystatin, clotrimazole hoặc miconazole hoặc mỡ kháng sinh bôi chứa muciprocin 2% có hiệu quả với viêm da tã lót do Candida phối hợp với vi khuẩn.