Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, miền Trung có lặp lại lịch sử "đại hồng thủy"?

Tối ngày 5/11, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 6 và vẫn đang "đi dạo" ở ngoài khơi biển Đông. Khả năng bão sẽ đi vào miền Trung cuối tuần này mang theo một đợt mưa lớn.
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông Nóng tuần qua: Miền Trung "oằn vai" gánh bão Chưa hết mưa sau bão số 5, miền Trung sắp phải đón bão mới

Hồi 04 giờ ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm về phía Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 07/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 116,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

ap thap nhiet doi manh len thanh bao mien trung co lap lai lich su dai hong thuy
Áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 6 đang hướng vào Việt Nam

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông .

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo,bão di chuyển chậm về phía Nam, sau có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 08/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 280km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo,bão di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.

Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển về phía Tây và tốc độ di chuyển nhanh hơn.

Theo các chuyên gia dự báo thời tiết: bão số 6 đang có xu hướng đi về hướng Philippines nhưng rồi được tiếp năng lượng trên biển Đông thì bẻ lái 180 độ hướng vào Việt Nam. Hiện bão vẫn đang giữ cường độ cấp 8, giật cấp 10 nhưng sau khi dạo chơi trên biển Đông 2-3 ngày, cơn bão này có thể mạnh tới cấp 11, giật cấp 13 vào ngày 9/11. Bão có khả năng đổ bộ vào cuối tuần, kết hợp với đợt không khí lạnh sẽ gây mưa cực lớn ở miền Trung.

Về khả năng miền Trung có lặp lại trận mưa lớn này, và có khả năng gây ra trận đại hồng thủy tương tự trận xảy trong năm 1999 hay không, ông Nguyễn Văn Hưởng ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho rằng, theo hình thế thời tiết hiện tại là thời tiết cực đoan nhưng chưa thấy có dấu hiệu mạnh như đợt mưa lũ 20 năm trước. So với đợt mưa lớn siêu kỷ lục năm 1999 thì cường độ đợt mưa tại các tỉnh miền Trung từ 8 - 11/11 dự báo không lớn bằng.

20 năm sau trận mưa lũ lịch sử ở miền Trung

Đợt mưa ở miền Trung từ ngày 1 - 6/11/1999 được đánh giá là đợt mưa đặc biệt to, dồn dập trong thời gian ngắn với cường suất lớn nhất trong 100 năm trước đó. Mưa to đến rất to từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. lượng mưa phổ biến 600 - 900mm, riêng Quảng Trị - Quảng Nam nhiều nơi mưa trên 1.000m và tâm mưa là Thừa Thiên - Huế.

ap thap nhiet doi manh len thanh bao mien trung co lap lai lich su dai hong thuy
Hình ảnh lũ lịch sử ở miền Trung 1999

Trong một ngày mưa dồn dập tới 1.422mmm. tương đương lượng mưa của gần cả 1 năm. Lũ lên đến gần 1m một giờ. Riêng ở trạm Kim Long của Thừa Thiên - Huế lên tới 5,81m, tương đương với căn nhà 2 tầng.

Hai đợt lũ liên tục đầu tháng 11 và đầu tháng 12 suốt từ Quảng Bình vào đến Quảng Ngãi đã khiến hơn 700 người bị chết, 500 người bị thương.

D.Minh
Phiên bản di động