Ăn giò luạ không rõ nguồn gốc, nhiều người bị ngộ độc

Ít nhất 5 trường hợp tại thành phố Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh) đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc sau khi ăn giò lụa, mắm không rõ nguồn gốc.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Hai ngày gần đây, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng với Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã hội chẩn cùng nhau và phát hiện thêm được 3 trường hợp nghi ngờ ngộ độc botulinum. Cả 3 bệnh nhân đều sống tại TP Thủ Đức, thuộc 2 gia đình khác nhau. Bệnh nhân lớn nhất là người đàn ông 45 tuổi, tiếp theo là 2 anh em 26 tuổi và 18 tuổi. Ba trường hợp này thực tế là sự nối tiếp của chùm ca bệnh là 3 em bé bị ngộ độc botulinum tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM.

Bệnh nhân ngộ độc botulinum phải điều trị thở máy. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân ngộ độc botulinum phải điều trị thở máy. Ảnh: BVCC.

Trước đó, ngày 13/5, gia đình bốn người (ngụ TP. Thủ Đức) gồm một người dì cùng ba anh em ruột là N.V.H (14 tuổi), N.V.Đ (13 tuổi) và N.T.X (10 tuổi) mua giò lụa từ người bán dạo không rõ nguồn gốc để ăn với bánh mì. Đến ngày 14/5, cả 3 đều có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, đau bụng và tiêu chảy rồi bắt đầu yếu cơ, khó nuốt..

Theo các bệnh viện, hiện nay có hai bệnh nhân phải thở máy, sức cơ chỉ có 1/5, không tự thở được, đó là bệnh nhân 18 tuổi và bệnh nhân 45 tuổi. Riêng bệnh nhân 26 tuổi sức cơ còn 3/5 - 4/5, chưa phải thở máy tuy nhiên nhiều khả năng vài ngày tới phải thở máy.

Ông Nguyễn Văn Khuôn, Trưởng Phòng Y tế TP Thủ Đức cho hay đã kiểm tra cơ sở này sau khi nhận được thông tin có người ngộ độc botulinum do ăn giò lụa từ người bán dạo, hôm 15/5. Cơ sở hoạt động theo diện kinh doanh nhỏ lẻ của hộ gia đình, không có giấy tờ pháp lý và bảng hiệu, giò lụa được làm thủ công.

Mẫu thực phẩm đã được gửi xét nghiệm, đang chờ kết quả. Cơ sở bị ngưng hoạt động. Theo ông Khuôn, kết quả điều tra của Phòng Y tế TP Thủ Đức cho thấy người bán dạo làm công tại một lò bánh mì, và lò này nhập giò lụa tại cơ sở trên.

PV
Phiên bản di động