7 lưu ý phòng bệnh cho trẻ vào mùa lạnh
Lớp học bơi dành cho trẻ sơ sinh |
Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đầy đủ nhất:
Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm là điều đầu tiên cha mẹ đặc biệt cần lưu ý, trẻ sơ sinh không giống như người lớn vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ còn kém, trẻ không có khả năng tự tăng nhiệt độ cơ thể khi bị mất nhiệt.
Vì vậy những biện pháp cần thiết cha mẹ phải làm là đeo bao tay, đội mũ, mặc quần áo ấm cho con
Nếu thấy con đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể bé đang hơi nóng một chút. Khi đó mẹ phải dùng khăn khô để lau mồ hôi cho bé tránh để mồ hôi thẩm thấu vài da làm bé bị cảm lạnh,từ cảm lạnh có thể sẽ dẫn đến viêm phổi.
Có bốn việc cần làm sau đây bố mẹ lưu ý:
Sau khi mặc quần áo cho con xong, kiểm tra bàn tay con, cần giữ ấm cho bàn tay của con nhỏ.
Phải luôn giữ cho bụng của con được ấm để bảo vệ dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
Phần lưng cũng cần giữ ấm, nhưng nên đủ ấm, tránh ra mồ hôi sẽ làm ngấm vào cơ thể trẻ và gây ra cảm lạnh ở trẻ nhỏ.
Cần giữ cho đôi bàn chân của trẻ ấm vì đây là nơi có nhiều huyệt và mạch.
Cha mẹ có thể dùng tay để kiểm tra, nếu những bộ phận trên ấm thì trẻ đã đủ ấm.
Tắm cho trẻ
Quan niệm tắm mùa đông nhiều cho trẻ sẽ làm trẻ bị ốm hoàn toàn sai lầm cha mẹ nhé. Trẻ sơ sinh được tắm sẽ giúp cho da được thông thoáng, loại bỏ mồ hôi và các chất bẩn dính trên da.
Việc tắm cho trẻ vào mùa đông cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Nên tắm khoảng 3,4 lần một tuần là vừa đủ.
Trước khi tắm nên bế con khoảng 10 phút để trẻ được ấm.
Không nên tắm cho trẻ lúc bé mới thức dậy, bởi vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang ở mức thấp, trẻ chưa được tỉnh táo. Nếu tắm đột ngột cho con thì con dễ bị cảm lạnh.
Thời gian tắm khoảng 5 đến 7 phút là vừa đủ. Phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió.
Nên tắm từ dưới tắm lên. Tắm chân, tay trước rồi mới cho trẻ tiếp xúc với nước ở các phần bụng, ngực…Nên tắm xong mới gội đầu bởi nếu gội đầu trước thì có trẻ có thể trẻ sẽ khóc, khi đó việc tắm cho trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khi tắm nên chú ý đến các phần cơ thể có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, cổ, mông.
Khi tắm xong phải lau khô ngay cho bé bằng một chiếc khăn tắm loại to và cuốn kín cho trẻ. Thay quần áo đến đâu thì mở khăn ra đến đó. Khi tắm xong có thể bôi vào gan bàn chân và gan bàn tay của trẻ một chút dầu tràm.
Môi trường sống
Nhiệt độ phòng trong mùa đông nên để khoảng 28 độ. Cần ấm nhưng vẫn cần thoáng và tránh bị gió lùa.
Cha mẹ có thể sử dụng điều hòa, quạt sưởi, lò sưởi nhưng không được dùng bếp than trong phòng kín, vì bếp than sinh ra loại khí CO2 khiến bé bị ngạt thở và dễ bị bỏng .
Những thiết bị này cũng không nên sử dụng liên tục 24/7. Với những quãng thời gian nhiệt độ ấm lên thì có thể tắt thiết bị, nhớ hé cửa để phòng bé được thông thoáng.
Thay tã thường xuyên
Nên dùng loại tã giấy để được thoáng khí. Kiểm tra tã thường xuyên, tránh việc trẻ đi tè bị ướt khiến trẻ bị nhiễm lạnh hoặc nhẹ hơn là bị hăm tã.
Khi mặc quần áo cho trẻ, nếu thấy bé hay ngọ nguậy, khó chịu thì bạn hãy mở một vài nút áo phía bên trên để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cho trẻ bú đầy đủ
Khi bế cho bé bú thì có thể đắp một chiếc khăn để hai mẹ con cùng ấm.
Khi trẻ bú cũng làm cho thân nhiệt tăng - tốt cho bé .
Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa lên da cho bé.
Tắm nắng cho trẻ
Tắm nắng cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh ngoài việc phát triển xương còn giúp trẻ tránh được tình trạng vàng da. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có thể nắm đầy đủ những kiến thức tắm nắng đúng nhất, tốt nhất cho con mình.
Việc tắm nắng cho trẻ vào mùa đông nên thực hiện vào khung giờ từ 9 đến 10 giờ sáng, còn mùa hè thì có thể từ 7 giờ đến trước 9 giờ sáng.
Buổi chiều, có thể cho trẻ ra ngoài từ 10 đến 15 phút vào khung giờ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều. Các khoảng thời gian khác cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài.
Massage cho trẻ bằng tinh dầu
Massage toàn thân cho trẻ giúp trẻ ăn ngủ tốt, các mạch máu được lưu thông và làm thân nhiệt của trẻ ấm lên. Sử dụng dầu tràm để xoa vào bụng và bàn chân, hay dầu hạnh nhân/dầu dừa đều tốt và lành tính cho trẻ, nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.