66 ngày không có F0 tử vong do mắc COVID-19
Số ca mắc mới COVID-19 nhiều nhất trong nửa tháng qua |
Tròn 66 ngày liên tục Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19
Bộ Y tế cho biết, ngày 5/3 có 4 ca mắc mới COVID-19, giảm mạnh so với ngày trước đó; Đây cũng là ngày có số ca mắc mới thấp nhất kể từ ngày 27/2 đến nay, tuy nhiên ca COVID-19 nặng trong ngày 5/3 tăng.
Như vậy, trong 7 ngày qua (từ 27/2 đến 5/3), nước ta ghi nhận 65 ca COVID-19 (giảm 26 ca so với tuần trước đó). Trung bình mỗi ngày có 9 ca mắc mới, trong đó ngày thấp nhất có 4 ca, ngày cao nhất có 13 ca.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua |
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.966 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.489 ca nhiễm).
Tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi là 10.614.790 ca. Trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 4 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 3 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca. Con số này tăng nhẹ so với những ngày trước đó.
Đến nay đã tròn 66 ngày liên tục Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Việt Nam đã tiêm hơn 266,4 triệu liều vắc xin COVID-19
Theo thống kê của đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Y tế, đến nay tổng số vắc xin COVID-19 đã tiêm ở nước ta là 266.419.572 mũi.
Số mũi tiêm thực hiện trong ngày 5/3 là 2.283 mũi tiêm tại 6 tỉnh, trong đó 1.455 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 828 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.977.501 mũi tiêm (81,5%) trong ngày có 4 tỉnh triển khai với 425 người được tiêm.
Ảnh minh họa |
Trong đó, 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (63,6%); Bình Định (64,6%); Phú Yên (63,2%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.621.581 mũi tiêm (88%), trong ngày có 4 tỉnh triển khai với 827 người được tiêm.
Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.809.629 mũi tiêm (69,1%). Trong đó, 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.600.658 mũi tiêm: Mũi 1: 10.279.656 mũi tiêm (93%); 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,6%); Quảng Trị (79,1%); Đà Nẵng (68,5%); TP Hồ Chí Minh (64,7%), Bà Rịa - Vũng Tàu (73,4%)
Mũi 2: 8.321.002 mũi tiêm (75,3%); Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,2%); Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41,2%), Bà Rịa - Vũng Tàu (45,3%).
Trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 1817/QLF-ĐK gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, về việc cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của thuốc Evusheld điều trị COVID-19.
Công văn số 1817 được ban hành ngày 28/2/2023 trong bối cảnh ngày 26/1/2023, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) thông báo tạm dừng cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp thuốc Evusheld cho tới khi có thông báo cập nhật của USFDA.
Lý do được USFDA đưa ra là Evusheld không có tác dụng bảo vệ đối với một số biến chủng mới của SARS-CoV-2 hiện đang chiếm ưu thế tại Hoa Kỳ, như biến chủng phụ XBB.1.5 của Omicron (hiện có hơn 90% ca nhiễm do biến chủng này tại Hoa Kỳ).
Hiện nay, thế giới đã kiểm soát được đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh tế và xã hội đã trở lại bình thường.
Tuy nhiên theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức này hiện vẫn đang nỗ lực nghiên cứu để xác định chính xác nguồn gốc của virus gây nhiễm COVID-19, nhằm nâng cao khả năng ứng phó trước các nguy cơ bùng phát dịch bệnh. WHO đã thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu để tìm ra nguồn gốc thực sự của virus SARS-CoV-2.
Theo đó, WHO kêu gọi các quốc gia, tổ chức và nhóm nghiên cứu tăng cường thu thập và cung cấp thông tin về đại dịch với cộng đồng quốc tế để góp phần làm rõ vấn đề trên.