1 lon bia = phạt tiền triệu, tạm giữ phương tiện và giấy phép lái xe
Hà Nội: Bỏ giãn cách hành khách trên phương tiện công cộng Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý phương tiện đi lên vỉa hè Hà Nội: Thông xe đường Vành đai 2 trên cao, phương tiện đi lại thế nào? |
“Do sơ xuất thôi!”
Vừa qua, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 4, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội triển khai thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn” tại ngã tư Nguyễn Khoái – Lãng Yên (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).
Người điều khiển phương tiện hợp tác khi được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn |
Trong khoảng một tiếng triển khai nhiệm vụ, tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe với nhiều phương tiện. Các trường hợp điều khiển mô tô, ô tô khi được yêu cầu dừng xe đều phối hợp, chấp hành hiệu lệnh.
Người vi phạm ký vào biên bản xử lý |
Quá trình kiểm tra hành chính, lực lượng chức năng phát hiện trường hợp người điều khiển phương tiện có biểu hiện nghi vấn sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông nên cán bộ Đội CSGT số 4 đã tiến hành dừng, kiểm tra mô tô biển số 29H1 – 996.XX do ông Lê Xuân Tr (sinh năm 1972, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) điều khiển.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP), có hiệu lực từ 1/1/2020. Theo đó, với mức vi phạm nồng độ cồn cao nhất, người đi xe đạp sẽ chịu mức phạt phạt 400.000 đến 600.000 đồng; người đi xe máy bị phạt 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng; người đi ôtô bị phạt 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng. |
Sau khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện, giấy phép lái xe của ông Tr với lỗi điều khiển xe trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25miligam/1 lít khí thở ở mức 0,288miligam/1 lít khí thở.
Ông Lê Xuân Tr cho biết: “Tôi chỉ uống 1 lon bia, do sơ xuất thôi… tôi sẽ rút kinh nghiệm”.
Anh Gia Bách ủng hộ việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn |
Cùng bị kiểm tra hành chính trong buổi làm việc của Đội CSGT số 4, anh Đoàn Gia Bách vui vẻ trả lời: “Từ khi có Nghị định 100 với mức xử phạt cao nên tôi đi xe ô tô cũng thận trọng hơn. Tôi xác định nếu đã uống rượu bia dù chỉ một chút cũng sẽ không cầm lái để đảm bảo an toàn cho bản thân trước tiên, sau là những người xung quanh”.
Sẽ áp dụng tình tiết tăng nặng nếu tái phạm
Ngã tư Nguyễn Khoái – Yên Lãng có mật độ giao thông đông. Đây cũng là một trong những tuyến giao thông chính của quận Hai Bà Trưng. Việc triển khai nội dung chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn và ma túy ở ngã tư này vừa đánh giá được thực trạng người điều khiển phương tiện có sử dụng ma túy và vi phạm nồng độ cồn, các chất kích thích khác, vừa là cách tuyên truyền hiệu quả để người dân chú trọng hơn việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, tránh tiền mất, tật mang.
Thượng úy Lưu Văn Huy, Đội CSGT số 4 khẳng định theo chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn và ma túy sẽ không có vùng cấm |
Thượng úy Lưu Văn Huy, cán bộ Đội CSGT số 4, Phòng CSGT TP Hà Nội cho biết: Trong thời gian này, người dân vẫn còn dư âm của những cuộc liên hoan, tất niên đầu năm. Vì thế, tình trạng lái xe vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông tương đối cao"... Về xử lý vi phạm, theo chuyên đề kế hoạch, lực lượng chức năng cương quyết xử lý nếu những xe biển xanh vi phạm, cam kết không có trường hợp ngoại lệ”.
Lực lượng chức năng tạm giữ phương tiện của các trường hợp vi phạm |
Trong nội dung kế hoạch, Bộ Công an nhấn mạnh khi xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng chất ma túy, nồng độ cồn phải kiểm tra, rà soát trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của đơn vị, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính. Qua đó phát hiện các trường hợp tái phạm, áp dụng xử phạt tình tiết tăng nặng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. |