Xin chữ là một nét đẹp truyền thống bởi người dân quan niệm xin chữ ngày xuân mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.
Xin chữ đầu năm tại Hồ Văn (đối diện Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội)
Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và bình an.
|
Hội chữ Xuân Canh Tý diễn ra tại Hồ Văn |
|
Du khách thập phương tới tham quan Hồ Văn cùng thưởng thức văn hóa xin chữ của người Việt |
|
Con đường quanh Hồ Văn được trang trí lộng lẫy đón du khách thập phương |
|
Thầy đồ nhìn ngắm bức thư họa vừa hoàn thành |
Cụ Phạm Văn Tám (CLB Thư pháp UNESCO Hà Nội) chia sẻ, "để có chữ Thư pháp đẹp, tùy công khổ luyện, đam mê, hay nói cách khác là “hoa tay” của từng người. Ngoài ra, nếu viết chữ Hán phải có tâm, thần thái và sức khỏe tốt, cũng như khi đang viết chữ Việt vậy. Đặc biệt, khi viết phải tập trung trí tuệ cao độ để “có hồn” trong từng nét chữ."
|
Chơi chữ là một phong tục bình dị nhưng ẩn chứa trong đó bề sâu văn hóa, không phải thứ xô bồ, cẩu thả. Người viết chữ phải dồn hết tâm, trí, lực vào từng nét bút thì chữ viết ra mới "có hồn" |
|
Người xin chữ tham khảo các chữ mang ý nghĩa cho năm mới |
|
Những câu đối, câu chúc bằng mực tàu trên giấy đỏ là những món quà tinh thần để đón chào năm mới, biểu thị cho những ước vọng đầu Xuân. |
Cùng với thời gian và sự chuyển biến của xã hội, mọi người vẫn nhớ tới nét đẹp văn hóa này là một điều đáng mừng.
Tuy nhiên, việc xin chữ và cho chữ cần được trân trọng, bảo tồn và phát huy theo đúng với ý nghĩa nhân văn của phong tục này.
Phạm Mạnh
Link bài gốc
Copy link