Xây dựng kinh tế số gắn với phát triển những cánh đồng "thông minh" ở vùng ĐBSCL
Chống hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Bộ TN&MT giữ vai trò "nhạc trưởng" ĐBSCL: Xâm nhập mặn tăng trở lại và đạt đỉnh vào cuối tuần 7 ca mắc Covid-19 mới ở TPHCM và ĐBSCL |
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số bộ, ngành, lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh.
Ghi nhận các ý kiến, phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, các địa phương đã khắc phục tốt hơn các hậu quả của hạn mặn, đã phòng chống COVID-19 quyết liệt, hiệu quả. Các ý kiến phát biểu đều thể hiện quyết tâm cao trong phát triển, nhiều ý kiến đề cập nội dung liên kết vùng; nhiều tỉnh quyết tâm giải ngân 100%, không điều chỉnh chỉ tiêu.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định, thúc đẩy mở rộng phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bổ sung văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, khắc phục chồng chéo, tháo gỡ nút thắt, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là phân cấp phân quyền cho các địa phương chủ động tốt hơn nữa.
Địa phương phải kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa bàn, đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng, tạo việc làm. Phải có trách nhiệm triển khai có hiệu quả các gói hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Địa phương phải quan tâm hệ thống doanh nghiệp, không để đổ vỡ hệ thống doanh nghiệp địa phương, quan tâm đến người nghèo, đồng bào dân tộc, công nhân, người lao động gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Về nhiệm vụ giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ tinh thần đó dù tình hình thế nào cũng phải bình tĩnh, có ý chí và quyết tâm vượt qua khó khăn. Đối với công tác phòng chống dịch bệnh, cần cảnh giác, kịp thời, áp dụng công nghệ, truy vết, bao vây ngay khi có ổ dịch xuất hiện.
Về phát triển kinh tế xã hội, cố gắng thúc đẩy mọi giải pháp để có tăng trưởng dương. Tăng trưởng GRDP toàn vùng không thấp hơn mức trung bình cả cả nước. Bằng mọi biện pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch phải ra tay để có mặt bằng cho thi công các dự án. Ngoài kinh tế truyền thống, chú ý phát triển một số ngành mới như kinh tế số, thương mại điện tử, kinh tế ban đêm… Lãnh đạo các địa phương phải cố gắng tháo gỡ lực cản đối với phát triển ở địa phương.
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến sẽ được phê duyệt vào cuối năm nay, Thủ tướng nêu rõ, việc lập Quy hoạch này cần lưu ý phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng.
Về nông nghiệp, hướng sản xuất là nông nghiệp hàng hóa chất lượng, giá trị và giá trị gia tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu với 3 trọng tâm: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo theo tỷ lệ, cơ cấu phù hợp với diễn biến của khí hậu, môi trường.
Các trường, trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao, đại học đa năng chất lượng cao theo mô hình đào tạo gắn liền với nhu cầu về nhân lực và hoạt động sản xuất của các nhà máy, khu công nghiệp, khu kinh tế.
Phát triển kinh tế số dựa vào tiềm năng, thế mạnh, lợi thế của các địa phương trong vùng; tăng cường áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng những cánh đồng “thông minh”.
Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, hội nhập; quản lý tốt tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là xâm nhập mặn.
Thủ tướng nêu rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương tích cực, chủ động hỗ trợ các địa phương trong vùng kết nối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia đang có xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư vào Việt Nam để thu hút đầu tư thời gian tới.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã chứng kiến công bố quyết định và ra mắt Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL.