Việt Nam sắp áp dụng phương pháp tiên tiến nhất trong điều trị bạch biến
Mặt cô gái Hà Nội sần như vỏ cây vì bôi kem trắng da Người đàn ông trợt da khắp người sau khi uống thuốc trị gout |
Theo đó bên lề Hội nghị quốc tế chuyên đề bạch biến và các bệnh da tăng sắc tố được tổ chức ngày 24/6, PGS.TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, đồng thời là Chủ tịch Ngày Bạch biến Thế giới 2019, cho hay bạch biến là một trong các bệnh da thường gặp trên thế giới, chiếm từ 0,5-1% dân số thế giới.
Các chuyên gia thế giới và trong nước tham dự hội thảo quốc tế về bệnh bạch biến |
Bệnh bạch biến biểu hiện bởi những đám trắng trên da, đặc biệt ở vùng da hở có thể tác động tiêu cực đến đời sống tình cảm và tâm lý của người bệnh, thường khiến người bệnh tự ti. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ thậm chí cả đến khả năng kết hôn của người bệnh.
Ở Việt Nam, mặc dù vẫn chưa có thóng kê tỷ lệ mắc bệnh chính xác nhưng nghiên cứu tại viện cho thấy, từ năm 2015-2018, số lượng bệnh nhân bạch biến đến khám tăng dần đều từng năm. Đến năm 2018, có gần 3.000 bệnh nhân, chiếm hơn 1% tỷ lệ bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện da liễu lớn nhất cả nước này. Hơn 50% trong số đó từ 12-40 tuổi, có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân dưới 2 tuổi và trên 65 tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh bạch biến nhiều hơn nữ giới.
PGS.TS. Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương phát biểu tại hội thảo |
Bệnh viện Da liễu Trung ương đã và đang áp dụng 4 phương pháp điều trị bạch biến, gồm: Thuốc, laser, liệu pháp ánh sáng và phẫu thuật (ghép da và ghép tế bào).
Nói riêng về phẫu thuật, PGS.TS Nguyễn Văn Thường thông tin, sớm nhất cuối năm 2019, Bệnh viện sẽ áp dụng ghép tế bào cho bệnh nhân bạch biến.
"Đây là phương pháp không đơn giản, cần phải có thời gian chuyển giao công nghệ, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực… Chúng tôi cố gắng sớm nhất là cuối năm 2019, đầu năm 2020 sẽ áp dụng phương pháp này" - PGS.TS Nguyễn Văn Thường cho hay.
Theo BS Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hội nghị đã mời GS Davinder Parsad, Đại học G.Marconi, Italia, đến để trình bày demo phẫu thuật ghép da điều trị bạch biến. Theo đó, GS Parsad trình bày và hướng dẫn về ghép tế bào hắc tố không qua nuôi cấy, một cải tiến của kỹ thuật ghép da. Hai bệnh nhân được áp dụng đầu tiên là đều là nữ giới, một người 19 tuổi và một người 35 tuổi.
Phương pháp này sẽ được kỹ thuật viên sẽ lấy một miếng da vùng hông của bệnh nhân, đưa vào dung dịch tách tế bào hắc tố đơn thuần, rồi đưa ghép lại vùng bạch biến của chính bệnh nhân đó.
Giáo sư Tiến sĩ Michael Tirant tư vấn miễn phí cho bệnh nhân bệnh bạch biến |
Kỹ thuật này có hai phương pháp ghép chính là ghép không qua nuôi cấy (sau khi chiết tách tế bào thì ghép luôn vào vùng da giới hạn nhỏ) và ghép qua nuôi cấy (nuôi tế bào phát triển nhiều lên để ghép diện rộng).
"Nếu ghép bằng phương pháp nuôi cấy thì cơ sở y tế phải đầu tư nhiều hạng mục. Do đó, Bệnh viện Da liễu Trung ương dự định bước đầu sẽ ghép tế bào hắc tố không qua nuôi cấy. Nếu thành công, thêm nguồn đầu tư thì triển khai ghép qua nuôi cấy" - BS Tâm thông tin.
Cũng theo BS Tâm, bệnh nhân bạch biến phải tiến triển ổn định hoặc 1 số bệnh lý giảm sắc tố khác, trong một năm, bệnh nhân bạch biến không xuất hiện vết bạch biến mới, tổn thương cũ không lan rộng ra, không có hiện tượng bạch biến xuất hiện ở vùng sang chấn, không có tiền sử sẹo lồi sau chấn thương thì mới có thể áp dụng phương pháp này.