Việt Nam đã nhận được đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vắc xin AstraZeneca

Sáng 9/5, ông Phan Công Chiến, Trưởng phòng Quản lý kinh doanh dược, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, Cục đã nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách tại Việt Nam, do dịch bệnh không còn trong giai đoạn cấp bách.
Triển khai tiêm vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới Đã có đủ 10 loại vắc xin cho tiêm chủng mở rộng Tăng cơ hội tiếp cận vắc xin mới cho người dân Việt Nam

Chuyên gia này cho hay, Việt Nam hiện đã không còn vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Sau thông báo về việc này của phía AstraZeneca, trong tương lai, nếu sử dụng lại vaccine này, chúng ta phải làm lại các quy trình nhập khẩu, cho phép sử dụng vắc xin theo đúng quy định.

Cũng theo chuyên gia, số vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được cấp phép lưu hành trước đó đã hết hạn sử dụng. Sau đó, vắc xinphòng COVID-19 của AstraZeneca không tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam.

Việt Nam đã nhận được đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vắc xin  AstraZeneca
Ảnh minh họa

Vaccine AstraZeneca là vắc xinphòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2/2021.

Đây là vắc xin do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển.

Tại thời điểm được cấp phép tại Việt Nam, vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời, đây cũng là loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vắc xin này qua các chương trình tài trợ.

Ngày 7/5, tờ Telegraph (Anh) cho hay, Công ty dược phẩm AstraZeneca đã thông báo việc thu hồi vắc xin COVID-19 của hãng này trên toàn cầu.

Thông tin này được phát ra không lâu sau khi AstraZeneca thừa nhận vắc xin do họ sản xuất có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm dù rất hiếm gặp.

Bảo Phương
Phiên bản di động