Viêm màng não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
Rà soát các ca bệnh viêm màng não mô cầu ở Bắc Kạn Triển khai tiêm vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới Ca tử vong vì Covid-19 trên nền chấn thương sọ não, viêm màng não mủ biến chứng |
Bệnh nhi khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt cao, đau đầu. Một ngày sau đó, cháu bé xuất hiện thêm biểu hiện bị cứng gáy, đi lại loạng choạng và được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, kết quả xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy của bệnh nhi cho thấy dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Theo gia đình, bệnh nhi đã tiêm 4 mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi cuối cùng vào ngày 15/6/2019).
Theo TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại trung tâm từng tiếp nhận trẻ nhỏ nhất bị viêm não Nhật Bản là 2 tháng tuổi và trẻ lớn 14 -15 tuổi.
Đa phần bệnh nhân viêm não Nhật Bản nhập viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao liên tục, co giật, hôn mê, có thể có thần kinh khu trú, khi vào đây hầu hết được điều trị tăng áp lực nội sọ,….
Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước đây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.
Giai đoạn ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus), thông thường là từ 5-14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát (sau giai đoạn ủ bệnh), bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39-40 độ C hoặc hơn, kèm theo còn có các triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Trong 1-2 ngày đầu có thể gặp những dấu hiệu như cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay tăng phản xạ gân xương. Ở một số trẻ nhỏ có thể có rối loạn tiêu hóa (đi lỏng, đau bụng, nôn).
Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2024 |
Tiếp đến là giai đoạn toàn phát, triệu chứng nổi bật nhất trong giai đoạn này là tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú. Bệnh nhân từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu và xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên (vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở).
Đồng thời người bệnh có biểu hiện cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến bệnh nhân viêm não Nhật Bản nằm co quắp (kiểu cò súng) và giật rung các cơ mặt, chi.
Giai đoạn lui bệnh, sang tuần thứ hai, nhiệt độ cơ thể giảm dần và hết sốt vào ngày thứ 10 nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn khác và nếu bệnh nhân được điều trị đúng phác đồ thì các hội chứng não và rối loạn thần kinh cũng mất dần. Tuy nhiên sau đó, người bệnh viêm não Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt với một số di chứng tâm thần và thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Giai đoạn ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus), thông thường là từ 5-14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát (sau giai đoạn ủ bệnh), bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39-40 độ C hoặc hơn, kèm theo còn có các triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Trong 1-2 ngày đầu có thể gặp những dấu hiệu như cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay tăng phản xạ gân xương. Ở một số trẻ nhỏ có thể có rối loạn tiêu hóa (đi lỏng, đau bụng, nôn).
Tiếp đến là giai đoạn toàn phát, triệu chứng nổi bật nhất trong giai đoạn này là tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú. Bệnh nhân từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu và xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên (vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở).
Đồng thời người bệnh có biểu hiện cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến bệnh nhân viêm não Nhật Bản nằm co quắp (kiểu cò súng) và giật rung các cơ mặt, chi.
Giai đoạn lui bệnh, sang tuần thứ hai, nhiệt độ cơ thể giảm dần và hết sốt vào ngày thứ 10 nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn khác và nếu bệnh nhân được điều trị đúng phác đồ thì các hội chứng não và rối loạn thần kinh cũng mất dần. Tuy nhiên sau đó, người bệnh viêm não Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt với một số di chứng tâm thần và thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản chung ở nông thôn là vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em. Bất kỳ ở đâu nông thôn hay thành thị cần khơi thông cống rãnh, tránh ao tù nước đọng, không để các loại lốp xe hỏng, lon bia, nước ngọt đã sử dụng chứa đựng nước mưa để hạn chế muỗi đẻ trứng và sinh sản bọ gậy (lăng quăng) là con đẻ của muỗi. Các dụng cụ đựng nước sạch cần được đậy kín không cho muỗi vào đẻ trứng. Cần nằm màn khi đi ngủ. Định kỳ y tế địa phương cần tổ chức phun thuốc diệt muỗi. Phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vaccine được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên). Tiêm chủng cần đảm bảo 3 liều cơ bản: Mũi đầu tiên khi trẻ vừa đủ tuổi, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1-2 tuần, mũi thứ 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cần cho trẻ tiêm nhắc lại 3 năm một lần cho đến 15 tuổi. |