Vì sao tín dụng đen vẫn còn "đất" hoạt động?
Hà Nội: Lộ diện đối tượng điều hành đường dây “tín dụng đen” xuyên quốc gia Cần truy tận “gốc rễ tín dụng đen”, khủng bố đòi nợ thuê Tài chính tiêu dùng phát triển góp phần đẩy lùi tín dụng đen |
Chia sẻ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân diễn ra ngày 12/6, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tín dụng đen là vấn đề nhức nhối, Đảng và Chính phủ luôn tìm mọi cách để đẩy lùi tín dụng đen ra khỏi đời sống xã hội.
Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, nhiều biện pháp từ các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và cả chính quyền địa phương vào cuộc tích cực. Kết quả cũng đã loại bỏ được rất nhiều tổ chức, cá nhân núp bóng lợi dụng hoạt động tín dụng đen dưới mọi hình thức, giảm nhiều câu chuyện đau lòng.
Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, trên thực tế, tín dụng đen vẫn là một câu chuyện buồn tại nhiều nơi, thậm chí có xu hướng tăng lên ở một số địa phương.
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú (Ảnh: SBV) |
Về phía mình, nhận thấy trách nhiệm giúp người dân không tiếp cận tín dụng đen khi đã tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức, trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã cùng Bộ Công an đã nghiên cứu nguyên nhân vì sao tín dụng đen vẫn còn đất để hoạt động.
Theo đó, nguyên nhân xuất phát từ hai phía, thứ nhất là do cầu tín dụng, nhu cầu vay vốn của người dân nhất là vùng sâu, vùng xa cao. Thứ hai là cung, tín dụng đen vẫn còn đất hoành hành bởi có cầu thì ắt có cung.
Phó Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước nhận thức phải làm rõ hai vấn đề. Thứ nhất là làm rõ nhu cầu vay chính đáng của người dân, khi họ có nhu cầu vay tín dụng ở những món nhỏ, lẻ cho sinh hoạt hàng ngày thì cần có nguồn tín dụng chính thức đáp ứng. Phần này là thuộc trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước cùng các cấp chính quyền triển khai.
Thứ hai là nhu cầu vay tín dụng nhưng không chính đáng để phục vụ nhu cầu bất chính như hoạt động lô đề, cá độ hay những tệ nạn xã hội… Về điều này, rõ ràng các cơ quan chức năng phải trấn áp, dẹp bỏ kể cả cầu và cung.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường hệ thống dịch vụ ngân hàng, cho vay tiêu dùng đến với mọi đối tượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn, không chỉ là nông dân mà còn cả công nhân.
Ngoài những giải pháp đã và đang triển khai thực hiện, như hoàn thiện hành lang pháp lý để ngân hàng thương mại mạnh dạn cho vay, không cần những điều kiện quá phức tạp hay những thủ tục khó khăn để người dân có thể dễ dàng tiếp cận những khoản tín dụng nhỏ, phục vụ đời sống snh hoạt hằng ngày, như đóng tiền học cho con cái, con cái ốm đau, đóng tiền thuê nhà…
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục vay vốn; Phát triển mạng lưới nhằm gia tăng tiếp cận đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của Nhân dân.
Phó Thống đốc cũng cho biết, ngay tại chương trình đối thoại, hai công ty thuộc hai ngân hàng thương mại lớn là FE Credit (công ty tài chính thuộc VPBank) và một công ty thuộc HDBank đã cam kết sẽ có gói 10.000 tỷ đồng với lãi suất bằng 50% lãi suất thị trường hiện nay để cho vay đến tất cả nhu cầu chính đáng của công nhân.
Để làm được điều này, về phía Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát cho vay và sẽ phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đảm bảo số tiền này sẽ cho vay đúng đối tượng, quản lý được khoản tiền vay, đúng mục đích.
Hà Nội: Lộ diện đối tượng điều hành đường dây “tín dụng đen” xuyên quốc gia |
Cần truy tận “gốc rễ tín dụng đen”, khủng bố đòi nợ thuê |
Tài chính tiêu dùng phát triển góp phần đẩy lùi tín dụng đen |