VFF mở cửa trả vé online, "phe vé" chầu trực
Sáng nay 13/12 Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tiếp tục trả vé online cho người hâm mộ.
Theo ghi nhận của PV báo Tuổi trẻ thủ đô tại cổng trụ sở VFF, để tránh tình trạng " vỡ trận" như ngày 10/12 hàng rào cũng đã được dựng kiên cố hơn.
Người xếp hàng dài đợi mua vé
Ngoài các lực lượng công an, cảnh sát cơ động, thì hôm nay lực lượng kiểm sát quân sự cũng đc tăng cường.
Những chiếc vé đầu tiên của ngày hôm nay đã được người hâm mộ cầm trên tay, đáng nói đây cũng là cơ hội để "cò vé, phe vé" trả giá mua lại.
Đứng tại cổng trụ sở VFF, PV nhận được không ít lời chào mời mua vé với giá 7 - 8 triệu đồng/1 cặp tại khán đài C, D, và 12 triệu đồng/ cặp tại khán đài A, B. Chỉ vài bước chân từ phóng phát hành ra tới cổng, giá trị của chiếc vé đã được đội lên vài chục lần.
Thế nhưng, điều khiến PV quan tâm là câu chuyện từ chính những "cò vé, phe vé". Họ than rằng chính họ cũng bị lừa mua phải vé giả.
Lực lượng an ninh được tăng cường
Nhìn vào lợi chuận chênh lệch thu được từ bán vé, không khó hiểu khi trên mạng xã hội tràn lan tình trạng rao bán vé, không ít trong đó là vé giả. Theo anh N.Q (một người hỗ trợ soát vé và kiểm tra vé thật vé giả tại VFF) chia sẻ trên trang các nhân của mình có nhiều cách phân biệt vé AFF Suzuki Cup 2018 thật – giả. Anh Q cho hay về cơ bản vé giả được làm ra bằng cách in - photo từ vé thật. Đa số là vé photo của các khán đài A, B, C ,D.
Riêng vé VIP (vé mời) Complimentary thì không photo nhiều được vì vé đó VFF không bán. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ có vé Complimentary giả, nó đa số là vé từ những năm trước, từ những trận trước, hoặc đơn giản là vé mẫu sẽ có sẵn.
Cẩn trọng với vé giả
Người hâm mộ cần chú ý những thông tin trên cả mặt trước và mặt sau của vé:
Cách thứ nhất: Vé thật thì chữ FINAL ROUNDS đổi màu khi chúng ta nghiêng theo nhiều hướng, còn vé giả không thể làm cho dòng chữ đó có màu.
Cách thứ hai: Đó là tem nhũ bạc chống giả - tem được in liền mạch, dán chắc chắn, dọc theo vết đứt để xé cuống vé (trên đó nhìn kĩ sẽ thấy logo AFF), còn với vé giả sẽ in hình trái tim được dán hời hợt dễ bong tróc, dán bằng các hình linh tinh.
Cách thứ ba: Đường vạch màu - Pattern màu, đây là hai dải màu có logo AFF được in rất tinh tế và sắc nét, còn với vé giả sẽ là hình photo nhạt nhòa và không rõ ràng.
Cách thứ tư: Tại mặt trước của vé đó có Logo chìm, người hâm mộ phải giơ tấm vé lên ánh sáng thì mới có thấy được, vé giả thì không có.
Người hâm mộ bóng đá cần cẩn trọng, tránh việc mất tiền mua vé "giả" rồi không thể vào sân. Bởi hiện tại, VFF chỉ có thể kiểm soát vé trước trận đấu, thị trường "chợ đen" mọc lên là lãnh địa của "phe vé, cò vé".