Giá vàng hôm nay (1/7):

Vàng lao dốc xuống dưới 1.400 USD khi thị trường mở cửa sau G20

Thị trường kim loại quý đã sụt giảm vào ngày đầu tiên của tháng 7 sau khi có thông tin đàm phái thương mại Mỹ - Trung bắt đầu lại và cuộc gặp bất ngờ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Tổng thống Hàn Quốc: Hy vọng được thắp lên cho Bán đảo Triều Tiên Trump - Kim gặp nhau ở biên giới liên Triều, cam kết tái đàm phán hạt nhân Hội nghị G20: Thủ tướng nêu sáng kiến của Việt Nam vì đại dương xanh Trump có cuộc gặp 'hơn cả mong đợi' với Tập Cận Bình bên lề G20

Tính đến đầu giờ sáng ngày 1/7 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao dịch ở mức 1.393,60 - 1394,6 USD/oz, giảm 1,09%.Giá vàng tương lai cũng sụt giảm 1,23% khi giao dịch ở mức 1.394,3 USD/oz.

"Chúng tôi hơi lo ngại về tốc độ mà thị trường đã đánh giá lại khả năng cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc cung cấp các điều kiện tiền tệ dễ dàng hơn, có khả năng trở nên trầm trọng hơn bởi hội nghị thượng đỉnh G20 mang tính xây dựng, có thể đẩy giá vàng xuống thấp trong thời gian ngắn hạn", các nhà phân tích hàng hóa tại Bank of America Merrill Lynch cho biết.

vang lao doc xuong duoi 1400 usd khi thi truong mo cua sau g20
Vàng lập tức mất mốc 1.400 USD/oz trước một hội nghị thượng đỉnh G20 mang tính xây dựng. Ảnh minh họa

Một trong những tin tức lớn nhất trong hội nghị thượng đỉnh G20 là việc tái khởi động các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ngừng các mức thuế bổ sung và bắt đầu lại cuộc đàm phán.

"Ngay bây giờ, chúng tôi đã quay lại đúng hướng. Chúng tôi đang giữ lại thuế quan và họ sẽ mua nông sản", ông Trump Trump nói với các phóng viên bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản.

Ngoài ra ông Trump đã cho phép các công ty bán thiết bị cho Huawei.

Một mảnh ghép địa chính trị quan trọng khác trong cuối tuần này là cuộc gặp bất ngờ giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý để thúc đẩy các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa về phía trước của bán đảo Triều Tiên.

Các yếu tố địa chính trị đã đẩy giá vàng đi xuống trong ngắ hạn theo đúng kịch bản tiêu cực đã được dự báo.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - cảnh báo: “Vàng hay bất cứ một tài sản tài chính nào đó tăng giá quá nhanh, quá mạnh sẽ đến thời điểm chững lại và điều chỉnh”.

"Câu hỏi khó là giá vàng sẽ điều chỉnh đến mức độ nào phải xem xét dựa trên các nhóm yếu tố căn bản, đó là vấn đề xung đột giữa Mỹ và Iran, vấn đề chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ được xử lý như thế nào trong các cuộc gặp sắp tới tại Hội nghị G20. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào năm 2020 đang bắt đầu khởi động cũng sẽ có những tác động làm ảnh hưởng đến giá vàng", ông Phước nói.

Trong nước, giá vàng chưa biến động quá lớn. Tính đến đầu giờ sáng ngày 7/1, Doji niêm yết giá vàng ở mức 38,650 - 39,150 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng ở chiều mua vào, giảm 250.000 đồng ở chiều bán ra. SJC niêm yết giá vàng ở mức 38,650 - 38,900 triệu đồng/lượng, giữ nguyên mức giá đóng cửa tuần trước.

Huyền My
Phiên bản di động