Tư vấn pháp luật: Tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?
Thanh Hóa: Truy nã 2 đối tượng cầm đầu tổ chức cho vay nặng lãi tới 328%/năm |
Tóm tắt câu hỏi:
Do cần tiền mở cửu hàng, năm 2018 gia đình tôi có vay lãi một khoản tiền gần 300.000.000 đồng, dùng sổ đỏ để thế chấp. Tuy nhiên hiện buôn bán thua lỗ, mỗi tháng chủ nợ đều tới nhà thu tiền với thái độ hống hách. Lãi mẹ đẻ lãi con, từ 300 triệu tiền gốc giờ chúng tôi phải trả khoản nợ tới gần 400 triệu đồng (chưa kể lãi). Xin luật sư cho biết hành vi thu lãi cao của các đối tượng với gia đình tôi có vi phạm pháp luật?
Tư vấn pháp luật: Tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào? |
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi tới văn phòng Luật sư Minh Khuê. Với trường hợp trên luật sư tư vấn như sau:
Tội cho vay nặng lãi được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Cụ thể, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất154 quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Nếu phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Theo quy định của điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 5 lần trở lên; Đã thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.