Trồng Dưa chuột trên cao nguyên, sai quả, dễ bán, thu tiền "tươi" tại Sơn La

Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình chị Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán...
Mãn nhãn với chương trình nghệ thuật "Tây Bắc - Sơn La sáng mãi tên Người" Sự thật khác về cao su Tây Bắc: Nông dân tay trắng vì "vàng trắng"

Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên, cho biết: "Nhà tôi trồng Dưa chuột trên 500m2 đất vườn được 10 năm. Cách chăm sóc Dưa chuột rất đơn giản, tôi chỉ phải mua giống khi bắt đầu trồng vụ đầu tiên, sau đó thì có thể tự để giống...".

trong dua chuot tren cao nguyen sai qua de ban thu tien tuoi tai son la
Chị Huyền trồng dưa chuột đến nay đã được 10 năm.

Theo chị Huyền, cây Dưa chuột không tốn nhiều công sức chăm sóc như các loại cây trồng ngắn ngày khác, vốn đầu tư thì không đáng kể. Để đảm bảo cho vườn dưa phát triển tốt và cho sai quả, chị Huyền đầu tư máy bơm, lắp đặt thêm hệ thống nước tưới tự động tạo môi trường thuận lợi cho Dưa chuột phát triển. Giống Dưa chuột chị trồng chủ yếu là giống Dưa truyền thống, có vị thơm, giòn, ngon nên rất được thị trường ưa chuộng.

Kinh nghiệm trồng Dưa chuột của chị Huyền là Dưa chuột là cây ưa ẩm, đòi hỏi tương đối nhiều nước. Sau khi trồng cây con xuống đất, nếu trời nắng nhà vườn phải tưới nước 3 lần/ngày, tùy theo thời tiết mà tưới nước cho phù hợp. Việc tưới nước hợp lý là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của quả Dưa chuột.

trong dua chuot tren cao nguyen sai qua de ban thu tien tuoi tai son la
Hàng ngày chị Huyền đều xuống vườn chăm sóc và tưới tiêu cho vườn dưa chuột.

"Dưa chuột rất dễ trồng và chăm sóc, thời vụ ngắn, từ ngày xuống giống đến khi thu hoạch chỉ khoảng 1 tháng. Phân bón thích hợp nhất với cây Dưa chuột chủ yếu là phân chuồng kết hợp phân hữu cơ. Trong quá trình chăm sóc, người trồng Dưa chuột cần thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời, đảm bảo hiệu quả, năng suất cao..." - chị Huyền chia sẻ kỹ thuật trồng Dưa chuột.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc Dưa chuột, chị Nguyễn Thị huyền, cho hay: Khi bắt đầu gieo hạt Dưa chuột xuống đất đến khi cây Dưa chuột cứng cáp, tôi tiến hành làm giàn cho cây dưa leo lên. Để đảm bảo chất lượng và tăng năng suất cho Dưa chuột, tôi tiến hành tỉa bớt những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn.

trong dua chuot tren cao nguyen sai qua de ban thu tien tuoi tai son la
Nhờ cách chăm sóc tốt, vườn dưa chuột của chị Huyền đều sai trĩu quả.

Thông thường, chị Huyền để từ 5 - 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính, để cây phát triển ra hoa đậu quả sớm. Chính vì vậy mà vườn Dưa chuột rộng 500m2 của gia đình chị đều cho sai quả trĩu quả.

Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng ngắn ngày phù hợp, mô hình trồng Dưa chuột của chị Huyền đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm dễ tiêu thụ, nguồn thu nhập ổn định, từng bước giúp gia đình chị vươn lên làm giàu ở địa phương.

trong dua chuot tren cao nguyen sai qua de ban thu tien tuoi tai son la
Không chỉ trồng dưa chuột, chị Huyền còn tận dụng 500m2 đất vườn trồng thêm cà chua để tăng cao nguồn thu nhập.

“Một năm, tôi trồng được 2 lứa Dưa chuột, mỗi vụ thu về 20 triệu đồng. Tổng bình quân 1 năm sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi 40 triệu đồng. Ngoài trồng Dưa chuột, tôi còn trồng thêm 500m2 Cà chua, mỗi năm cho thu nhập 40 triệu đồng. Tính tổng thu nhập bình quân 1 năm từ Dưa chuột và CCà chua, gia đình tôi thu lời 80 triệu đồng. Từ lúc gia đình tôi chuyển sang cây trồng ngắn ngày đến nay, cuộc sống kinh tế đã khấm khá lên hẳn, không còn chật vật như trước kia”- chị Nguyễn Thị Huyền khẳng định.

trong dua chuot tren cao nguyen sai qua de ban thu tien tuoi tai son la
Dù lợi nhuận từ cây dưa chuột không cao nhưng hiệu quả bước đầu đã mang lại cho gia đình chị Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) có thêm nguồn thu không nhỏ nhờ năng suất cao, dễ tiêu thụ.

Ông Lường Văn Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cho biết: Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ Dưa chuột ngày càng nhiều, Hội Nông dân huyện cũng đã nắm bắt được tình hình đó, chúng tôi đã khuyến khích người dân chuyển đổi một số cây hoa màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây Dưa chuột và cây rau ngắn ngày.

"Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ chủ động phối hợp với cấp trên hỗ trợ kỹ thuật phát triển cây trồng ngắn ngày trên địa bàn huyện. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức tập huấn, cách chăm sóc cây trồng và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và quy trình sản xuất cây trồng ngắn ngày an toàn. Phấn đấu làm sao để tăng hệ số thâm canh trên đơn vị diện tích canh tác, giúp bà con tăng nguồn thu nhập ổn định..." - ông Quynh cho hay.

Đức Mậu
Theo Dân Việt
Phiên bản di động