Tin tức Môi trường tuần qua: Nhiều hành động thiết thực nhằm chung tay bảo vệ môi trường
Nếu không nỗ lực sẽ đến lúc không còn rừng để bảo vệ Bước phát triển nhảy vọt của pháp luật về bảo vệ môi trường Sử dụng ống hút giấy Eco Straws: Vì một hành tinh xanh |
Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam
Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, nhiều tổ chức chính trị xã hội, đơn vị, doanh nghiệp triển khai nhiều chương trình trồng cây xanh trên phạm vi cả nước.
Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Vinamilk triển khai từ năm 2012 cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tỉnh, TP tham gia (ảnh Báo TNMT) |
Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Vinamilk triển khai từ năm 2012. Đến nay, ngoài lợi ích hữu hình là những mảng xanh được hình thành tại 20 địa phương trên cả nước, thì ý nghĩa lớn nhất chương trình mang lại chính là sự lan tỏa yêu thiên nhiên và hình thành nhận thức về bảo vệ môi trường đến cộng đồng, từ đó mang lại cuộc sống và tương lai tốt đẹp, trong lành hơn.
Tính đến cuối năm 2019, chương trình đã trồng được 851.000 cây các loại. Như vậy, với 270.000 cây xanh được trao tặng lần này, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và Vinamilk đã chính thức cán đích với 1.121.000 cây được trồng trong hành trình phủ xanh Việt Nam suốt 9 năm qua.
Khởi động Chương trình Hành động quốc gia về nhựa
Theo báo cáo dự thảo của Trung tâm Truyền thông TN&MT, lễ khởi động “Chương trình Đối tác Hành động quốc gia về nhựa (NPAP) tại Việt Nam” gồm 3 phần: Phần 1 là lễ khởi động; phần 2 hội nghị; phần 3 khởi động Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Trong đó tại Hội nghị "Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa cho Việt Nam" sẽ đề cập đến chính sách của Việt Nam về giảm thiểu rác thải nhựa và phương hướng hợp tác trong NPAP; báo cáo đánh giá sơ bộ về việc phát sinh rác thải nhựa tại Việt Nam và đề xuất lộ trình hành động giảm nhựa, các giải pháp ưu tiên; Dự thảo Kế hoạch hoạt động của Chương trình NPAP Việt Nam năm 2021 và năm 2022; giới thiệu sáng kiến được triển khai và nhân rộng thông qua NPAP.
Toàn cảnh hội nghị (ảnh Báo TNMT) |
Về Lễ khởi động Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam do WWF tài trợ đã được phê duyệt và Bộ đã giao Tổng cục BHĐVN làm Chủ dự án, chủ trì triển khai. Hiện nay, Tổng cục BHĐVN đang phối hợp với WWF và các đơn vị hoàn thiện về tổ chức và xây dựng Kế hoạch thực hiện.
Việc kết hợp khởi động Dự án do WWF tài trợ trong sự kiện NPAP có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích các đối tác khác cùng quan tâm, tăng cường hợp tác và hỗ trợ Bộ trong việc các hoạt động đối phó với ô nhiễm chất thải nhựa và chất thải nhựa biển. WWF đóng vai trò tiên phong trong hợp tác, hỗ trợ (tài trợ) cho Việt Nam nói chung và Bộ nói riêng cho các nỗ lực giảm thiểu chất thải nhựa.
Những chiếc làn đi chợ xinh xắn từ thứ vứt đi
Dây buộc bánh cỏ, vỏ bao đựng thức ăn cho bò... đã "sống lại" với một vòng tuần hoàn mới nhờ những bàn tay khéo léo tái chế thành làn đi chợ, cái địu, giỏ đựng đồ xinh xắn. Một phong trào sống xanh và cam kết sử dụng làn túi tái chế này để hạn chế bớt nilong, tử tế hơn với môi trường cũng bắt đầu manh nha và lan tỏa.
Sản phẩm thân thiện với môi trường |
Những sản phẩm xinh xắn chị Phùng Hoa đan tặng được chia sẻ trên mạng xã hội đã tạo ra tiếng vang nho nhỏ khi đồng nghiệp khen ngợi và ngỏ ý muốn đặt hàng.
Làn đi chợ của chị đan vừa to vừa chắc, để phía trên xe máy hoặc cốp ô tô có thể đựng đc đồ ăn, rau cỏ mua cho cả tuần. Có túi này có thể giảm thiểu cả chục cái túi nilon lớn nhỏ khi đi chợ.
Ở Tập đoàn TH, không chỉ có chị Phùng Hoa kéo dài vòng đời cho dây buộc bánh cỏ mà đã có hẳn một bộ phận lên kế hoạch hành động nhân lên sự tử tế với môi trường.
Phong trao cam kết tử tế với môi trường đã và đang thu hút được nhiều người tham gia hưởng ứng |
Xử phạt 2 Công ty ở Thanh Hoá 160 triệu đồng vì vi phạm về môi trường
Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Công nghệ dịch vụ sinh thái Đông Nam Á do đã chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg cho đơn vị không có chức năng xử lý theo quy định.
Tỉnh Thanh Hoá xử phạt 2 đơn vị về vi phạm môi trường với tổng số tiền 160 triệu đồng |
Ngoài ra, Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Nông Cống cũng vi phạm khi tiếp nhận, đổ, thải chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 30.000kg đến dưới 40.000kg. Tổng số tiền xử phạt đối với 2 đơn vị trên là 160 triệu đồng.
Sông, suối đang "chết mòn" vì ô nhiễm
Các chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay.
Nguồn nước sông, suối đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ vấn đề xả nước thải chưa qua xử lý (ảnh minh hoạ) |
Điển hình, tại Hà Nội tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ vẫn chưa cải thiện mà còn có dấu hiệu càng tăng. Các điểm ô nhiễm nặng nhất trên sông Tô Lịch là đoạn chảy qua phường Đại Kim (quận Hoàng Mai); khu vực Ngã tư Sở, đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy). Tại đây, có những thời điểm nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối nồng nặc và cá gần như không còn xuất hiện.
Tại Sông Nhuệ, sông Kim Ngưu cũng đang ô nhiễm nặng nề do người dân thường xuyên vứt rác xuống. Nằm trong kế hoạch được cải tạo nhưng hồ Linh Quang (quận Đống Đa) hằng ngày phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân. Thêm vào đó là tình trạng lấn chiếm khiến diện tích hồ ngày càng hẹp, mặt nước cạn dần. Rác sinh hoạt nổi trắng cả một khu mặt hồ cùng xác động vật và cá chết.
Nguồn nước sông, suối bị ô nhiễm kéo theo nhiều hệ luỵ và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân |
Đặc biệt, khu vực các sông, suối trên địa bàn TP.Biên Hòa và các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành thuộc lưu vực sông Buông, chất lượng nước mặt luôn ở tình trạng ô nhiễm nặng.Cũng tại sông Đồng Nai cũng đang bị ô nhiễm nặng. Suối Đaklua (huyện Tân Phú); các sông, suối trên địa bàn huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu thuộc lưu vực sông Thao và các sông, suối thuộc lưu vực sông Thị Vải chất lượng nước mặt đều không đạt mục đích cấp nước sinh hoạt do các chất dinh dưỡng, hữu cơ và vi sinh tăng cao.