Tiếng nói của thanh niên phải được lắng nghe trong tiến trình chuyển đổi số

Nghị sĩ của Malawi đề nghị cần bảo đảm tiếng nói của thanh niên được lắng nghe trong tiến trình chuyển đổi số.
Văn hoá ngày càng đa dạng nhờ sự đóng góp của thanh niên Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá

Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội diễn ra ngày 16/9, Nghị sĩ của Malawi cho rằng, những tiến bộ về đầu tư, kinh tế, doanh nghiệp, giai đoạn số hóa của thanh niên sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất, thúc đẩy môi trường số, chuyển đổi số.

Nghị sị nước này cho rằng, số hóa đã tác động đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách, tác động đến cuộc sống của thế hệ trẻ việc chuyển dịch này. Khoa học, công nghệ và số hóa giúp cho thanh niên phát triển, tiếp cận dựa trên kiến thức số hóa.

Trên cơ sở đó, với tư cách là người trẻ, Nghị sĩ của Malawi đề nghị cần bảo đảm rằng tiếng nói của thanh niên được lắng nghe trong tiến trình chuyển đổi số.

Ngoài ra, Nghị sĩ của Malawi cho rằng cần thống nhất tiêu chuẩn về an ninh, an toàn rõ ràng, thanh niên tham gia trong vai trò giám sát, quản lý. Đồng thời cần duy trì cam kết trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đảm bảo đa dạng văn hóa trong thời đại số.

Tiếng nói của thanh niên phải được lắng nghe trong tiến trình chuyển đổi số
Đại biểu tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội.

Chia sẻ quan điểm của mình, Nghị sĩ của Thái Lan nêu rõ, sẽ không thể có được phát triển bền vững nếu không có đa dạng văn hoá. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp tận dụng nhân tài, thúc đẩy phát triển, hài hoà giữa các cộng đồng dựa trên bình đẳng.

Thái Lan là quốc gia đa dạng văn hoá, Hiến pháp nước này cũng hỗ trợ cho các cộng đồng phát huy giá trị văn hoá của mình.

Thái Lan đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác để đảm bảo giới trẻ, đặc biệt là nghị sĩ trẻ tham gia nhiều hơn; trao quyền hơn nữa cho các nghị sĩ trẻ có thể hợp tác với các đối tác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các cộng đồng và dân tộc thiểu số.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của các nghị sĩ trẻ - những người sống trong thời đại số, quen thuộc với công nghệ và coi nó là một phần của cuộc sống, đại biểu của Serbia nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các nghị sĩ trẻ vào thúc đẩy chuyển đổi số ở các cấp; đồng thời thúc đẩy đa dạng văn hóa, tôn trọng văn hóa, quyền con người và chủ nghĩa đa phương, tôn trọng các nhóm khác nhau.

Đại biểu của Serbia nhấn mạnh yêu cầu phải có trách nhiệm trong tiếp cận và sử dụng công nghệ trong giao tiếp, truyền thông, phát triển văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa…

Các nghị sĩ nói chung và các nghị sĩ trẻ nói riêng cần tham gia vào tiến trình thúc đẩy đa dạng văn hóa, tăng cường hiểu biểu, tăng cường kết nối các khu vực, thấu hiểu các luồng văn hóa, duy trì trao đổi, đối thoại để tăng thêm lòng tin, ngăn ngừa xung đột.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Việt Nam Trịnh Xuân An cho biết, ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, thanh niên đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đa dạng văn hoá.

Theo đại biểu, giới trẻ đang tạo ra những hình thức thúc đẩy văn hoá mới như nghệ thuật số, nghệ thuật truyền thông; văn hoá đang ngày càng trở nên đa dạng nhờ sự đóng góp của thanh niên.

Do đó, để thúc đẩy hơn nữa vai trò, thế mạnh của giới trẻ trong thúc đẩy đa dạng văn hoá, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng cần khuôn khổ chính sách toàn diện, khuyến khích sự tham gia lành mạnh của thanh niên.

"Các nghị viện cần đóng góp vai trò chính trong việc xây dựng các chính sách quản trị; các nhà hoạch định chính sách cần có những nguyên tắc đa dạng văn hoá tổng quan, đưa những nguyên tắc này vào những chính sách và hoạt động hợp tác của thanh niên", đại biểu chia sẻ.

Hậu Lộc
Phiên bản di động