Thiên tai diễn biến phức tạp: “Lên dây cót” phòng ngừa, ứng phó
Thiên tai gây thiệt hại 2.800 tỉ đồng trong quý I/2020 |
Gia tăng rủi ro thiên tai
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (Ban Chỉ đạo) cho biết, năm 2019, thiên tai ở nước ta không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường.
Thống kê cho thấy, trong năm qua, trên khắp các vùng miền cả nước đã xảy ra 16/21 loại hình thiên tai với 8 cơn bão và 4 đợt áp thấp nhiệt đới; ngoài ra còn có 222 trận dông, lốc sét; 10 trận lũ quét, sạt lở đất; 04 đợt rét đậm, rét hại; 13 đợt nắng nóng; 63 trận mưa lớn, ngập lụt; 13 trận động đất; triều cường, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển tại nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long…
| |
Năm 2020, bão đến muộn và sẽ có 3-5 cơn bão hoạt động từ tháng 3 đến tháng 8. Ảnh minh họa |
Trong bối cảnh thiên tai diễn biến phức tạp, cực đoan, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng chống thiên tai đã đạt được nhiều kết quả, trong đó Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có đóng góp quan trọng của, các thành viên Ban Chỉ đạo cùng Tổ giúp việc, Văn phòng thường trực; thiệt hại do thiên tai năm 2019 đã được giảm thiểu tối đa, đặc biệt là về người.
Theo Ban Chỉ đạo, từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước. Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt, kéo dài từ cuối năm 2019 tại đồng bằng sông Cửu Long (vượt lịch sử 2016); 4 đợt dông lốc, mưa đá trên diện rộng tại 15 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ làm trên 29.000 nhà bị thiệt hại, trong đó vào dịp Tết Nguyên đán (từ 24-25/01/2020) mưa đá, dông lốc làm 13.825 nhà bị thiệt hại.
Theo nhận định của cơ quan dự báo, nguồn nước thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, xâm nhập mặn tiếp tục gay gắt ở đồng bằng sông Cửu Long, bão hoạt động muộn và sẽ có 3-5 cơn bão hoạt động từ tháng 3-8/2020; đề phòng bão, mưa lũ lớn xảy ra tiếp sau hạn hán kéo dài…
"Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, quy mô ngày càng lớn cả về dân số (đứng thứ 14 trên thế giới) và giá trị nền kinh tế, đồng thời nhu cầu bảo vệ an toàn trước thiên tai cao hơn; hậu quả thiên tai trong những năm vừa qua chưa khắc phục xong; an ninh nguồn nước đối với các lưu vực xuyên biên giới, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long… là những thách thức kéo dài và có nguy cơ ngày càng làm gia tăng rủi ro thiên tai trong năm 2020 và thời gian tới", Ban Chỉ đạo đánh giá.
Lên phương án chủ động, hiệu quả…
Với những nhận định trên, để công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai được chủ động, hiệu quả và chính xác, Ban Chỉ đạo đã xác định những giải pháp trọng tâm cần triển khai tập trung, đồng bộ.
Trong công tác phòng ngừa, Ban Chỉ đạo xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2020 của thành viên Ban chỉ đạo trên cơ sở nhiệm vụ được Trưởng ban phân công. Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai tại Bộ ngành và địa phương theo phân công; tổ chức các đoàn kiểm tra trước mùa mưa bão cũng như khi có các tình huống thiên tai lớn trên địa bàn được giao phụ trách.
Chỉ đạo, đôn đốc việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án…; triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết, Chiến lược, Kế hoạch quốc gia thuộc lĩnh vực phụ trách.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ Ban hành và triển khai thực hiện bộ chỉ số đánh giá công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh; đẩy mạnh việc kiểm soát an toàn thiên tai tại một số địa phương trọng điểm. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về công tác phòng, chống thiên tai.
Cùng với đó, chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên toàn quốc theo Nghị quyết số 76/NQ-CP; chỉ đạo ban hành hướng dẫn về tổ chức và tài chính cho các cơ quan phòng chống thiên tai các cấp; kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan phòng chống thiên tai các cấp đảm bảo đồng bộ, tinh gọn và hiệu quả; chỉ đạo, hướng dẫn việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực trên cơ sở kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế, Nam Định và một số địa phương khác (Lào Cai, Đắc Lắc, Bà Rịa Vũng Tàu).
Ban Chỉ đạo cũng thực hiện nâng cấp cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ và trang thiết bị chuyên dùng đảm bảo việc tham mưu chỉ đạo điều hành được kịp thời, chính xác, hiệu quả, đặc biệt trong tình huống khẩn cấp khi xảy ra thiên tai lớn, trong phạm vị rộng. Khẩn trương hoàn thành các thủ tục, tổ chức khởi công xây dựng Trung tâm điều hành Quốc gia về phòng chống thiên tai. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ ngành, tổ giúp việc để tham mưu giúp các thành viên Ban Chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
“Cần hoàn thành việc kết nối trực tuyến với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ và các tỉnh, thành phố phục vụ công tác giao ban và chỉ đạo điều hành khi có tình huống thiên tai. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ đạo trực tuyến trong điều hành ứng phó thiên tai đảm bảo kịp thời, hiệu quả, cũng như an toàn trước dịch bệnh Covid-19”, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo đôn đốc hoàn thành việc xây dựng, trình duyệt và tổ chức triển khai Chương trình tổng thể quốc gia phòng chống thiên tai và Chương trình đầu tư công về di dời dân cư phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt chú trọng khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số…
Đối với công tác ứng phó, Ban Chỉ đạo xác định việc nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai; kịp thời hết sức quan trọng để tham mưu cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các tình huống thiên tai, đặc biệt là thiên tai lớn, xảy ra trên diện rộng.
Ban Chỉ đạo phải sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo, đoàn công tác tiền phương của Chính phủ, Ban Chỉ đạo; theo dõi, giám sát diễn biến thiên tai; kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó với các đợt thiên tai chính xác, hiệu quả, đặc biệt là vận hành hồ chứa, quản lý tàu thuyền, an toàn đê điều, hồ đập; phối hợp với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng lực lượng, vật tư, trang thiết bị để huy động ứng phó các tình huống thiên tai.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng chủ động trong công tác khắc phục hậu quả thông qua ban hành và tổ chức triển khai Nghị định về huy động và phân bổ nguồn lực khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai, bảo đảm nhanh chóng, đúng mục đích, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu khẩn cấp. Tăng cường nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai, xây dựng chính sách khuyến khích và thu hút sự tham gia từ khu vực tư nhân. Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai khắc phục hậu quả thiên tai.
“Trong năm nay, bão hoạt động muộn và sẽ có 3-5 cơn bão hoạt động từ tháng 3-8/2020; bão, mưa lũ lớn xảy ra tiếp sau hạn hán kéo dài, nguy cơ gây ra lũ lớn trên các sông; lũ quét, sạt lở đất; uy hiếp đến an toàn hệ thống đê, hồ chứa, công trình PCTT khác…; làm mất an toàn cho 100.000 tàu thuyền, khu neo đậu, nuôi trông thủy hải sản; ảnh hướng đến dân sinh kinh tế, sản xuất và môi trường”, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai