Thêm một bệnh nhân ở Thái Nguyên nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"

Bệnh nhân nam 45 tuổi vừa quay trở lại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên điều trị sau khi vết thương sưng nề, chảy dịch mãi không khỏi. Các bác sĩ đã xác định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Thêm 3 trẻ em nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Whitmore Vi khuẩn Whitmore 'ăn thịt người' và những điều cần biết Vi khuẩn ăn cánh mũi tấn công, 4 người mất mạng

Thông tin từ bệnh viện trung ương Thái Nguyên cho biết: Bệnh nhân M.V.D. (45 tuổi, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị bừa đâm vào mặt ngoài đầu gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương. Sau đó, vết thương sưng to, chảy dịch phải nhập viện và được chẩn đoán nhiễm trùng gói phải. Bệnh viện cho điều trị kháng sinh 10 ngày với Ceftizoxim + Tobramycin. Sau đó, vết thương khô nên bệnh nhân được ra viện.

them mot benh nhan o thai nguyen nhiem vi khuan an thit nguoi
Bệnh nhân Thái Nguyên nhiễm khuẩn "ăn thịt người"

Đến 10 ngày sau, ông D. lại nhập viện trở lại với tình trạng vết thương chảy dịch mủ hình thành ổ áp xe. Bệnh viện đã phẫu thuật, nạo tổ chức viêm lấy xương chết và nuôi cấy mủ. Kết quả cấy mủ cho thấy, ông D. bị nhiễm khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei hay còn gọi là khuẩn ăn thịt người gây bệnh Whitmore.

Ngay lập tức, bệnh nhân được hội chẩn với khoa Bệnh Nhiệt đới và điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore.

Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết Whitmore truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.

D.Minh (t/h)
Phiên bản di động