Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đóng cửa 19 mỏ khoáng sản đã hết hạn khai thác 6 tháng, Thanh Hóa tăng trưởng kinh tế cao nhất Bắc Trung Bộ |
Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị " giao ban tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021". |
Tỉnh Thanh Hóa đã được quy hoạch 79 CCN, với tổng diện tích 2.624,39 ha. Từ năm 2015 đến nay đã thành lập 34 CCN, với tổng diện tích 1.105,5 ha, tổng số vốn đăng ký đầu tư 7.526,05 tỷ đồng, luỹ kế vốn đầu tư đạt 1.176,4 tỷ đồng.
Hiện đã có 5 CCN hoàn thành cơ bản thủ tục đầu tư, đã thuê một phần đất hoặc toàn bộ CCN và đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN; 3 CCN đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB), hoàn chỉnh thủ tục thuê đất với Nhà nước; 10 CCN cơ bản hoàn thành thủ tục đầu tư, đang tiến hành đền bù GPMB; 13 CCN chưa hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ về quyền sử dụng đất lúa; 2 CCN đang xin chuyển vị trí mới và mở rộng diện tích.
Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các CCN trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa thu hút được các nhà đầu tư hạ tầng thứ cấp.
Trong đó những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN như: công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các CCN còn gặp nhiều khó khăn, kéo dài; khối lượng hồ sơ, thủ tục đầu tư nhiều nên tiến độ đầu tư chậm; một số huyện điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn dẫn đến thay đổi vị trí các CCN; công tác đền bù GPMB gặp khó khăn;... Mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế trong năng lực của một số chủ đầu tư, cùng với đó một số địa phương chưa phối hợp với chủ đầu tư trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư… Ngoài ra dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án CCN.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao nỗ lực của các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN; nhấn mạnh vai trò của việc thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các CCN trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời để đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN, đồng chí giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị có liên quan.
Cụ thể, Sở Công thương dựa trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà tỉnh đã ban hành để rà soát những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực tế, báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung vào các cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các CCN.
Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức các buổi làm việc 3 bên, gồm: UBND huyện, Sở Công thương, chủ đầu tư để làm rõ khó khăn, vướng mắc và tổ chức ký cam kết bảo đảm tiến độ, cũng như quy định rõ trách nhiệm của từng bên trong quá trình thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan về thủ tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN để báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.